Vì sao ngồi xổm lâu khi đứng dậy thấy chóng mặt, hoa mắt?

Vì sao ngồi xổm lâu khi đứng dậy thấy chóng mặt, hoa mắt?
Cơ thể người – Vì sao ngồi xổm lâu khi đứng dậy thấy chóng mặt, hoa mắt?

Bạn có biết?

Thường ngày ta vẫn có lúc ngồi xổm. Ngồi xổm lâu, sau đó đứng dậy, bạn dễ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt.

Trên thực tế, đó là một loại phản xạ của thần kinh. Khi tư thế đột nhiên thay đổi thì người khoẻ cũng thường xuất hiện phản ứng này.

Chóng mặt vì não thiếu máu, hoạt động của tế bào thần kinh bị ảnh hưởng. Hoa mắt là vì máu ở võng mạc của mắt không được cung cấp đầy đủ, khiến cho tế bào thị giác bị kích thích. Cả hai điều đó đều là nguyên nhân khiến cho ta khi đang ngồi xổm, đứng dậy đột ngột, phần đầu phát sinh thiếu máu.

Vì sao hiện tượng này lại xuất hiện?

Vì sao hiện tượng này lại xuất hiện sau khi ngồi lâu, đứng dậy đột ngột? Nguyên là khi ta ngồi, các mạch máu ở phấn bụng bị ép, máu ở phần bụng và tứ chi giảm thấp rất nhiều, còn đầu hơi cúi về phía trước thì máu ứ lại. Khi ta đứng dậy đột ngột, máu ở trên đầu nhiều sẽ chảy xuống phần bụng và tứ chi, điều đó gây ra hiện tượng não thiếu máu tạm thời.

Đương nhiên, đó chỉ là hiện tượng xảy ra rất nhanh, nhờ tác dụng điều tiết của hệ thống thần kinh nên mạch máu ở phần bụng co lại, máu rất nhanh lại được dồn lên não, khiến hiện tượng não thiếu máu được xoá bỏ nhanh chóng và chứng chóng mặt, hoa mắt cũng sẽ nhanh chóng mất đi.

Đọc Thêm:  Có phải ai não lớn hơn là thông minh hơn không?

Viết một bình luận