Vì sao khi tức giận lại không muốn ăn cơm?

Vì sao khi tức giận lại không muốn ăn cơm?
Cơ thể người – Vì sao khi tức giận lại không muốn ăn cơm?

Bạn cần biết?

Khi bụng trống rỗng ta có cảm giác đói, đồng thời trong bụng còn có tiếng kêu, đó là tín hiệu :chúng ta nên được ăn cơm.

Nhưng ngẫu nhiên cũng có lúc xảy ra trường hợp rõ ràng là ta đang đói, muốn ăn, nhưng bỗng nhiên xảy ra một sự việc làm ta không thoải mái, lúc đó cảm giác đói tạm thời mất đi. Cũng có lúc đang ăn rất ngon miệng, bỗng nhiên vì một việc nào đó làm ta tức giận, khi đó nuốt không trôi, giống như bụng đã no rồi.

Vì sao như thế? Nguyên nhân là nhất cử nhất động của chúng ta đều chịu sự điều khiển, chỉ huy của đại não. Đại não vừa điều khiển những hành vi cụ thể, vừa quản tư duy của chúng ta. Từ lúc tỉnh dậy đên lúc đi ngủ, có thể nói bộ não rất bận rộn, những lúc ngủ không phải bộ não cũng không được nghỉ ngơi.

Nhưng mặc dù phải làm việc nhiều như thế, đại não vẫn làm việc rất có trình tự. Nói chung trong một thời điểm nhất định, não chỉ xử lí một việc. Thế mà trong cuộc sống có lúc nhiều việc lớn nhỏ lại đến cùng một lúc. Tuy nhiên nó vẫn không vội vàng, giống như bên cạnh bạn có rất nhiều máy điện thoại cùng đổ chuông một lúc. Nhưng bạn chỉ có thể lần lượt nói chuyện với từng máy một. Khi vỏ đại não xử lí công việc, chỉ ở vị trí có liên quan phát sinh hưng phấn, còn tất cả các vị trí khác đều bị khống chế.

Đọc Thêm:  Vì sao miệng vết thương gặp phải chất mặn thì có cảm giác xót?

Vỏ đại não hưng phấn

Ví dụ, khi bạn đang tập trung tư tưởng làm một việc gì đó, hoặc khi bạn đang đọc sách rất say mê thì bạn sẽ không biết đến nhưng sự vật xuất hiện xung quanh. Cũng không nghe thấy điều gì đang xảy ra. Đó là vì vỏ đại não của bạn có một vị trí nào đó đang ở trạng thái hưng phấn, còn các vị trí khác đều bị khống chế.

Lúc ta cảm thấy đói, vỏ đại não quản vị trí thèm ăn được hưng phấn. Do đó chúng ta có cảm giác muốn ăn, thèm ăn là nhiệm vụ duy nhất lúc đói. Còn những việc khác đều tạm thời bị gác lại, tức là các vị trí khác của vỏ đại não đang trong trạng thái bị khống chế. Nhưng nếu bỗng nhiên phát sinh một việc mới khiến ta không thoải mái, hoặc tức giận thì vị trí khác của vỏ đại não sẽ hưng phấn mạnh mẽ. Còn vị trí quản việc ăn lại bị khống chế, do đó cảm giác thèm ăn tạm thời mất đi.

Thực ra không chỉ vì tức giận khiến ta không muốn ăn mà chỉ cần sự việc phát sinh khiến ta hưng phấn mãnh liệt thì cũng đủ khiến cho vị trí vỏ đại não quản vê việc ăn bị khống chế, cho nên ta nuốt không trôi cơm.

Viết một bình luận