Thần đồng và các bé bình thường có gì khác nhau?

Thần đồng và các bé bình thường có gì khác nhau?
Cơ thể người – Thần đồng và các bé bình thường có gì khác nhau?

Bạn có biết?

Người ta thường gọi những em bé được trời phú cho nhiều tài năng nổi trội xuất chúng là thần đồng.

Những thần đồng nổi tiếng nhất của thề kỉ này phải kể đến nhà vĩ cầm nhỏ tuổi người Mĩ là ahudi Menuhin sinh năm 1916 ở NewYork. 5 tuổi đã bắt đầu chơi viôlông, 7 tuổi cùng tham gia diễn xuất với dàn nhạc Giao hưởng NewYork. Kĩ thuật biểu diễn nhuấn nhuyễn, tươi trẻ, nhiệt tình và khả năng cảm thụ tác phẩm sâu sắc của em khiến cho người ta vô cùng mến phục.

Xưa nay trong và ngoài nước, thần đồng khá nhiều. Ví dụ, đại thi hào Bạch Cư Dị đời Đường của Trung Quốc, mới 6 tháng tuổi đã biết đọc, Lạc Tân Vương, 5 tuổi đã làm được bài thơ “Vịnh nga” nổi tiếng. Nhà toán học Gaoxơ người Đức, chưa đến 10 tuổi mà năng lực tính toán đã ngang với giáo sư đại học.

Vậy thì thần đồng và các em bé phổ thông khác nhau ở chỗ nào? Trước hềt, đó là hệ thần kinh, đặc biệt là bộ não của các thần đô ng thành thục sớm hơn rất nhiều so với các trẻ bình thường, do đó mà trí lực phát triển rất nhanh. Ngoài ra, những thần đồng còn nhận được sự giáo dục tồt từ rất sớm. Nếu không để cho trẻ em tích cực hoạt động não sớm thì não của trẻ sẽ không thể phát triển hoàn hảo. Do đó trí lực không thể được khai thác kịp thời.

Đọc Thêm:  Vì sao khi miệng vết thương sắp lành thường cảm thấy ngứa?

Thần đồng và giáo dục sớm

Gorki từng nói: tài năng của con người giống như pháo hoa. Nó có thể bị dập tắt, cũng có thể bùng lên, vấn đề là ở chỗ nó được đồi xử như thề nào. Thực tiễn cho thấy: giáo dục sớm là một khâu vô cùng quan trọng khiến pháo hoa trời phú cho có thể thăng hoa mạnh mẽ.

Nhưng cũng cấn hiểu rằng: việc giáo dục sớm chưa phải đã quyết định được cả cuộc đời người. Cho dù là thần đồng, một khi thiếu đi sự nỗ lực và phấn đấu liên tục về sau thì cũng vẫn chỉ là một đồm lửa nhất thời, cuối cùng vẫn không làm nên thành tựu gì. Căn cứ các tài liệu nghiên cứu, theo dõi và phát hiện thì phấn lớn sồ thần đồng sau khi đã trưởng thành đều không duy trì được vị trí dẫn đầu vê trí lực như hồi còn nhỏ.

Ví dụ, trong số 70 thần đồng của hai thế kỉ gần đây, chỉ có 8 người về sau trở thành thiên tài nổi tiếng. Có người đã từng thống kê, trong số mấy trăm danh nhân có thành tích xuất sắc chỉ có 5 người là thần đồng, còn 95 người thì trí lực ban đầu rất bình thường. Họ phải nhờ vào sự phấn đấu liên tục mới giành được những thành tích nổi bật. Nhà bác học Neton nổi tiếng là một trong những người như thế.

Đọc Thêm:  Có phải ai não lớn hơn là thông minh hơn không?

Viết một bình luận