Tại sao chim bồ câu có thể đưa thư?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: chim bồ câu

Cá tính của chim bồ câu rất hiền thục, thuần tứih. Trên người chúng lông có đủ màu sắc vì vậy nhiều người thích nuôi bồ câu làm cảnh, ớ châu Phi, có người nuôi 100 con chim bồ câu. Hàng năm trên thế giới đều tổ chức cuộc thi chim bồ câu. Sau khi được huấn luyện, chim bồ câu có thể biết đưa thư, cho dù ngày nay công nghệ kĩ thuật thông tin phát triển rất mạnh, nhưng còn có người vẫn dùng bồ câu để trao đổi tin tức. Trên thực tế, não của bồ câu rất phát triển, không rừng có thể huấn luyện chúng đưa thư, mà còn có thể huấn luyện chúng làm các công việc khác phức tạp hơn.

Ngoài ra, hệ thống thần kinh và các giác quan của bồ câu cũng rất phát triển. Mí trên, mí dưới của chúng có thể hoạt động, giác mạc lên xuống, giữa củng mạc có vòng tròn xương, có thể phòng ngừa trường họp trong khi đang bay, áp lực không khí thay đổi dẫn đến nhãn cầu biến dạng. Hơn nửa hệ thống mắt hoàn thiện của bồ câu còn có CƠ chế điều tiết thị lực khiến cho thị giác phát triển, phù hợp để nhìn từ trên cao xuống, do đó chúng có thể bay được quãng đường dài.

Chim đưa thư có thể cất cánh nhanh nhẹn, chúng bay lượn trên không một Iát rồi bay về hướng tổ hoặc hưng có địa chỉ nhận thư. Chim đưa thư có thể phân biệt hướng một cách chính xác, đây là đặc điểm khác biệt với các loài chim khác khiến người ta chỉ dùng bồ câu vào việc này.

Đọc Thêm:  Tại sao vào mùa hè ruồi, muỗi nhiều hơn mùa đông?

Vậy bồ câu dựa vào đâu để xác định đúng phương hướng?

Vào những năm 50, thế kỉ XX mọi người cho rằng bồ câu phân biệt phương hướng nhờ vào vị trí của mặt trời. Như vậy sẽ phát sinh ra một vấn đề cần được giải đáp là bồ câu phân biệt phương hướng bằng cách nào khi bay vào buổi đêm hoặc buổi tối. Tiếp đó lại có một giả thiết cho rằng bồ câu phân biệt phương hướng dựa vào sóng âm có tần số cực thấp. Nhưng bồ câu là loài chim có thính giác không nhanh nhạy thì cảm nhận âm thanh đó như thế nào?

Vào những năm 70, thế kỉ XX một nhân viên nghiên cứu người Italia cho rằng bồ câu thường để lại một mùi đặc thù ở những vùng chúng bay qua để chúng có thể dễ dàng tìm được đường đi. Nhưng thực nghiệm của học giả người Đức lại phủ nhận quan điểm này. Họ dùng nến bịt mũi của bồ câu làm tê liệt bộ máy khứu giác của chúng, nhưng bồ câu vẫn có thể tìm được đường về tổ từ một khoảng cách rất xa. kì thực khứu giác của bồ câu không phát triển, điều này trong thế giói loài chim thì không có gì là kì lạ thậm chí còn có loài chim không có khả năng ngửi.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: chim bồ câu

Đầu những năm 80 thế kỉ XX nảy sinh những vấn đề tranh cãi về cách xác định phương hướng của bồ câu. Người nghiên cứu phỏng đoán bồ câu có thể thăm dò tín hiệu có tính thay đổi cực nhỏ do bốn điểm trên trái đất và từ trường của trái đất tạo ra. Một học giả người Mỹ đã dùng một miếng nam châm nhỏ gắn lên đầu chim để quấy nhiễu cảm ứng với từ trường trái đất của chim, kết quả chim bồ câu Vẫn không lạc đường.

Đọc Thêm:  Vì sao cá ngựa con được sinh ra từ bố?

Vào những năm 90, có người cho rằng bồ câu đưa thư dựa vào giác quan thứ sáu. Nhà sinh vật học người Anh cho rằng: có một sợi dây thần kinh vô hình gắn kết giữa bồ câu và tổ của chúng. Đương nhiên lí luận này cũng không có’cách gì để chứng thực.

Bồ câu có thể đưa thư, vì vậy chúng rất giỏi phân biệt phương hướng, có thể bay đến một nơi xa mà không hề lạc lối về. Nhưng rốt cuộc, bồ câu dựa vào cái gì để định hướng lại là một câu đố nan giải. Các nhà khoa học Vẫn đang cô gắng để tìm ra Ií giải đáp.

Viết một bình luận