Tại sao vào mùa hè ruồi, muỗi nhiều hơn mùa đông?

Bí mật về thế giới động vật: ruồi và muỗi. 

Vào buổi tối mùa hè, trước khi đi ngủ mọi người đều có thói quen đuổi muỗi để tránh khi ngủ bị muỗi cắn hoặc bị chúng quấy nhiễu làm cho mất ngủ. ở một vài nơi vệ sinh không sạch sẽ thường thấy xuất hiện hàng đàn ruồi. Chúng bay đi bay lại, làm bẩn, ô nhiễm thức ăn gây bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng đến mùa đông ruồi, muỗi lại rất ít xuất hiện, có lúc thậm chí không thấy bóng dáng con nào. Vậy chúng biến đi đâu?

Trong quá trình phát dục của loài côn trùng, cần phải trải qua hàng loạt sự biến hóa, thay đổi của hình thái bên ngoài và cơ quan bên trong thì mới có thể biến thành côn trùng trưởng thành. Hiện tượng này được gọi là trạng thái biến đổi. Có một số loài côn trùng, cả đời phải trải qua cả 4 giai đoạn: đẻ trứng, ấu trùng, nhộng, côn trùng trưởng thành. Đây được gọi là trạng thái biến đổi hoàn toàn. Có một số loài thì chỉ trải qua 3 giai đoạn: trứng, châu châu, côn trùng trưởng thành. Đây được gọi là trạng thái biến đổi không hoàn toàn. Ruồi và muỗi là loài côn trùng có trạng thái biến đổi hoàn toàn.Tuy nhiên những loại ruồi, muỗi khác nhau sẽ có phương thức sống khác nhau.

Có một số loài muỗi lấy việc đẻ trứng để trải qua mùa đông, đọi cho đến khi mùa xuân ấm áp hoa nở thì mói ra ấu trùng. Có loài trải qua mùa đông bằng cách khi muỗi cái thụ thai, chúng ẩn trong các noi ấm áp, không có gió như góc nhcà, hốc cây, đợi cho đến khi thòi tiết khí hậu ấm áp mói chui ra hoạt động, đẻ trứng. Ngoài ra có một số trải qua mùa đông bằng cách ấu trùng. Âu trùng của muỗi được gọi là “con bọ gậy”, nó sinh sống ở trong nước, cho dù chúng có ở trong nước đóng băng chúng cũng không bị đông cứng. Khi mùa xuân đến chúng lại xuất hiện và hoạt động khắp mọi nơi.

Đọc Thêm:  Tế bào động vật, mô, cơ quan và hệ cơ quan

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: ruồi và muỗi. 

Loài ruồi đa phần trải qua mùa đông ở phía bắc dưới hình thức con nhộng, ít khi thấy dưới hình thức ấu trùng. Bởi thời tiết ở phương Bắc rất Lạnh, con nhộng có một lớp vỏ bề ngoài rất cứng có thể giữ nhiệt tránh giá rét. Hơn nữa, nhộng thường ẩn sống ở những nơi như: đống phân, bãi rác và nhà vệ sinh (hố xí). Vì nhiệt độ ở trong đất thường cao hơn so với bên ngoài, nên nhộng sẽ không bị rét mà chết. Khi mùa xuân đến, nhộng sẽ phát sinh và trở thành ruồi, phá vỡ lớp da nhộng, đứng lên trên mặt đất. Vào mùa đông ở phương Bắc, ruồi rất ít khi trải qua mùa đông dưới hình thức ấu trùng. Bởi vì trên cơ thể ấu trùng không có lông, cũng không có lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài chỉ có lớp da mỏng mềm nên khó chống đỡ nổi giá lạnh. ở phương Nam, do thòi tiết ấm áp, ruồi thường trải qua mùa đông dưới hình thức nhộng, ấu trùng thậm chí cả côn trùng trưởng thành.

Dưới hình thức ấu trùng, khi trải qua mùa đông ở phương Nam, ấu trùng sê không hoạt động, việc sinh trưởng rất chậm chạp. Sau khi thời tiết chuyển sang ấm dần, chúng mói tiếp tục sinh trưởng và biến thành nhộng. Sau đó mới trở thành ruồi trưởng thành. Côn trùng trưởng thành thì lại ẩn mmh ở những noi ấm áp, kứì gió như góc nhà, chung quanh tường, không hoạt động cũng như chẳng kiếm thức ăn. Chúng sinh sống dựa vào lóp mỡ tích trữ trong cơ thể. Cho đến khi mùa xuân đến chúng mới khôi phục lại hoạt động bình thường.

Đọc Thêm:  Tại sao sư tử ngày ngủ đêm mới đi săn mồi?

Vì thế, vào mùa hè chúng ta thường thấy xuất hiện rồi, muỗi, đến mùa đông rất ít khi thấy xuất hiện. Mọi ngưòi thường nắm lấy cơ hội này để tiêu diệt ruồi, muỗi vào mùa đông, sang năm khi mùa xuân đến, ruồi, muỗi sẽ giảm đi.

Viết một bình luận