Chim đỗ quyên duy trì nòi giống như thế nào?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: Chim đỗ quyên

Mùa hạ là mùa sinh sản của chim đỗ quyên, đến mùa thu chúng di cư đến những vùng có khí hậu ấm áp. Đỗ quyên có hình dáng giống chim bồ câu, chỉ có điều hơi nhỏ và dài hơn một chút. Chim đỗ quyên thích đậu ở những cánh rừng rộng lớn và thường giấu mình trong tán cây để hót, tiếng hót của chúng vang vọng thánh thót. Vì vậy mà mọi người chỉ nghe thấy tiếng hót của chúng mà không bao giờ nhìn thấy chúng.

Đỗ quyên không xây tổ cho mình mà đẻ trứng vào tổ của loài chim khác, và để cho loài chim đó ấp trứng của mình. Chim đỗ quyên con vừa ra đời là chúng đã đẩy những quả trứng của mình vào tổ những con chim khác vì vậy mà chim đỗ quyên con lớn rất nhanh. Khi chim đỗ quyên có thể tự bay một mình thì bố mẹ chúng sẽ đến đón chúng đi.

Vậy thì vì sao chim đỗ quyên lại có thể tìm được đối tượng thay m’mh ấp trứng và nuôi con?

Một nhà nghiên cứu về các loài chim người Tây Ban Nha đã phải mất rất nhiều thời gian mới phát hiện ra hiện tượng vô cùng thú vị như sau: Hàng năm khi mùa xuân đến muôn hoa đua nở, hàng đàn chim đỗ quyên bay từ châu Phi đến châu Âu, nhưng hầu hết số chim đó đều đẻ trứng vào tổ của loài chim khách sau đó rồi bỏ đi không chút vướng bận, để mặc cho chim khách ấp trứng và nuôi con của mình.

Đọc Thêm:  Tại sao vào mùa hè ruồi, muỗi nhiều hơn mùa đông?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Chim đỗ quyên

Mặc dù vậy chim khách vẫn thực hiện công việc ấp trứng như một người mẹ thực thụ của chim đỗ quyên con vậy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên nhân tại sao chim khách phải ấp trứng cho đỗ quyên là vì đỗ quyên sẽ làm hại đến chim khách mẹ và chim khách con, chúng sẽ phá tổ chim khách. Sau gần 2 năm theo dõi người ta đã phát hiện đối với 134 tổ chim khách, chỉ phát hiện thấy có 7 trường hợp chim khách đuổi chim đỗ quyên, mà sau đó 6 tổ trong số 7 tổ đó đã gặp phải tai họa, rất nhiều chim khách con vô cớ bị mất mạng.

Nhà khoa học người Tây Ban Nha còn phát hiện ra hiện tượng: Đỗ quyên cư trú ở vùng sinh sản không lâu, loài chim khách ở vùng đó khi mói bị dọa liền tụ tập lại để phản kháng nhưng cuối cùng cũng phải khuất phục. Để bảo vệ “sự bình yên” cho tổ, chim khách đành phải làm nghĩa vụ ấp trứng và nuôi con cho kẻ khác. Hiện nay, chim đỗ quyên và chim khách đã cùng chung sống hòa bình, yên ổn. Tuy nhiên đỗ quyên là loài chim có ích loại trừ các loài sâu bọ có lông, làm hại đến các ngành nông lâm nghiệp, vì thế chúng cũng rất đáng được bảo vệ.

Đọc Thêm:  Tại sao cá ở trong nước có thể bắt côn trùng trên đất liền?

Viết một bình luận