Vì sao báo biển có thể sống lâu ở dưới biển mà không cần oxy?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: báo biển 

Báo biển là động vật có vú, chúng có cái đầu rất tròn, cổ thô, cơ thể béo tròn và dẻo dai, tứ chi ngắn mà to, năm ngón chân có hình vảy cá, chân sau và đuôi dính liền với nhau. Tuy trên cạn vụng về lúng túng, chỉ có thể chuyển động bằng cách bò sát kéo thân mình lê về phía trước, nhưng ở dưới nước chúng lại có thể chuyển động nhanh nhẹn như một chú cá.

Báo biển sinh sống bằng nguồn cá trong đại dương, tuy chúng hô hấp bằng phổi nên phải thường xuyên ngoi lên mặt nước để lấy ôxy, nhưng chúng lại có thể ở dưới nước rất lâu. Ví dụ như báo biển ở VVeddell, chúng có thể lặn dưới nước ở độ sâu hon 600m liên tục khoảng 40 phút không cần ngoi lên mặt nước để lấy ôxy.

Cũng là loài động vật hô hấp bằng phổi vậy thì tại sao báo biển lại có thể ở lâu dưới nước như vậy mà không bị chết ngạt?

Các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này, họ đã phát hiện ra là trong cơ thể của báo biển có “kho” đặc biệt chứa ôxy, bên cạnh đó máu và bắp thịt của chúng cũng không giống ai. Chúng ta đều biết, trong máu có thể chứa một lượng lớn ôxy và co^, mà tỷ lệ máu chiếm trọng lượng cơ thể của báo biển nhiều hơn rất nhiều so với động vật sống trên cạn. Ví dụ bình thường màu người chiếm 7% trọng lượng cơ thể, mà máu báo biển chiếm 18% trọng lượng cơ thể chúng. Điều này chứng tỏ lượng ôxy tích trữ trong máu của báo biển lớn hơn rất nhiều so với lượng oxy tích trữ trong cơ thể người.

Đọc Thêm:  Làm thế nào để phân biệt được con bướm và con thiêu thân?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: báo biển 

Ngoài ra báo biển còn có điểm khác biệt khác so với các động vật có vú, đó là bắp thịt của chúng cũng có thể chứa ôxy. Trong bắp thịt của chúng có cơ đỏ và lòng trắng trứng, những chất này rất dễ dàng kết hợp với ôxy. Khi báo biển nổi lên mặt nước lấy khí ôxy, một phần oxy được hít vào phổi sẽ được kết hợp với cơ và chất lòng trắng trứng trong bắp thịt tạo thành hợp chất hóa học đặc biệt được tích trữ trong bắp thịt, làm tiêu hao hoạt động của bắp thịt. Cơ và chất lòng trắng trứng càng nhiều, lượng ôxy tích trữ cũng càng tăng. Cơ và chất lòng trắng trứng có trong bắp thịt của báo biển cao hơn rất nhiều so với động vật trên cạn, ôxy tích trữ có thể chiếm 50To lượng ôxy của toàn cơ thể. Chính vì cơ và chất lòng trắng trứng tương đối nhiều nên màu thịt báo biển có màu tím sẫm.

Tần suất hô hấp bình thường của báo biển tuy thấp, nhưng khả năng hút khí oxy và thải khí CO2 rất tốt, điều này vô cùng có ích cho cuộc sống dưới nước của chúng. Một lần hô hấp bình thường của người chỉ có thể thay đổi 15~20% khí trong phổi; nhưng mỗi một lần hô hấp của báo biển lại có thể thay đến 80% khí trong phổi. Đa số động vật sống trên cạn bao gồm cả con người đều rất mẫn cảm với khí CO2 trong máu. Nếu hàm lượng CO2 trong không khí tăng, tần suất hô hấp của con người sẽ tăng, khi lượng hô hấp trong không khí có 5% là CO2, tần suất hô hấp sẽ tăng 5 lần so với bình thường. Nhưng báo biển thì không có gì thay đổi, cho dù hàm lượng CO2 trong máu có tăng, cũng không làm tăng số lần hô hấp.

Đọc Thêm:  Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Có người đã làm thực nghiệm, đeo cho báo biển một dụng cụ hô hấp đặc biệt và họ đã phát hiện ra rằng cho dù hàm lượng CO2 lên đến 10% thì hoạt động hô hấp của báo biển vẫn đảm bảo tiến độ bình thường.

Những đặc tính này giúp đỡ cho báo biển rất nhiều để tăng thời gian lặn sâu dưới nước, vì thế chúng có thể ở dưới nước thời gian tương đối dài mà không cần ngoi lên mặc nước để hít khí ôxy.

Viết một bình luận