Tại sao tôm luộc lại có màu đỏ?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: Tôm luộc có màu đỏ.

Tôm là loài hải sản có rất nhiều chất dinh dưỡng, mùi vị rất thơm ngon, tươi mát vì vậy chúng rất được mọi ngưòi ưa thích.
Những con tôm lớri tươi ngon, đa phần có màu xanh hoặc màu xanh trắng, có một số con tôm nhỏ thì có màu xanh nhạt. Lớp da trong vỏ con tôm có tế bào sắc tố với đa dạng màu sắc. Nó sẽ biến đổi cùng với sự biến đổi của môi trường hoặc độ mạnh yếu của ánh sáng, làm cho màu sắc co thể con tôm lúc đậm lúc nhạt.

Sau khi tôm sống được luộc chín lên, màu sắc cơ thể của chúng sẽ biến thành màu hồng. Đây là do trong cơ thể của con tôm có chứa thành phần được gọi là “sắc tố hồng”. Sau khi sắc tố hồng của con tôm còn sống kết hợp với protein sẽ có màu xanh. Thế nhưng khi trải qua nhiệt độ cao thì protein trong con tôm sẽ gặp phải nhiệt độ nóng mà đông cứng lại, sắc tố hồng của con tôm sẽ nhanh chóng bị phân giải. Cùng lúc đó, một loạt các sắc tố khác cũng bị phá tan dưới nhiệt độ cao vì thế cơ thể con tôm sẽ xuất hiện màu đỏ mà không phải là một màu nào khác, sắc tố hồng ở bộ phận lưng con tôm rất tập trung vì thê bộ phận lưng của con tôm, sau khi luộc có màu sắc đỏ hơn cả. Phần bụng của nó có màu đỏ ít hơn vì thê phần bụng thường có màu đỏ nhạt.
Thế nhưng, không chỉ có những con tôm, sau khi luộc mới có màu đỏ.

Đọc Thêm:  Tại sao ngựa luôn vẫy tai?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Tôm luộc có màu đỏ.

Những con tôm không còn được tươi sống cũng thấy có màu đỏ. Nguyên nhân là do sự bất ổn định trong quá tr’mh kết hợp giữa sắc tố hồng của con tôm với chất protein của chúng. Cùng với sự kéo dài thời gian bảo quản hoặc sự bảo tồn không đúng do điều kiện thời tiết nên chất protein trong cơ thể con tôm sẽ dần phân giải thải hợp chất giản đơn dưới sự tác dụng của axít và vi sinh vật. Do chất prôtêin có sự biến đổi cho nên từ chất sắc tố hồng của con tôm cũng không ổn định và dần dần chúng phân giải làm cho cơ thể con tôm dần biến thành màu đỏ. Đây là cách nhận biết tôm không còn tươi sống. Khi chúng ta lựa chọn mua tôm cũng có thể căn cứ vào những đặc điểm trên để chọn mua những con ngon tươi sống.

Sau khi đem cua vào luộc, cơ thể của chúng cũng biến thành màu đỏ. Điều này cũng giống như sau khi đem tôm vào luộc chúng cũng có màu đỏ. Phần lưng của con cua, cũng là nơi mà màu đỏ tập trung nhiều nhất vì thế mà chúng có màu đỏ nhiều nhất. Bộ phận dưới của càng cua có màu đỏ ít hơn, vì thế sau khi luộc màu đỏ của chúng cũng rõ hơn.

Đọc Thêm:  Vì Sao vượn người không thể tiến hóa thành người?

Phần bụng của con cua về căn bản không có sắc tố hồng vì thế dù cho có đem chúng vào luộc thì cũng chẳng có màu đỏ nào phát ra.

Viết một bình luận