Tại sao nhện không phải là côn trùng?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: Con nhện. 

Trong nhận thức thông thường của mọi người thương không phân biệt được các chủng loại của các loài động vật như: con rết, giun đất, con nhện mà đều coi tất cả chúng là các con côn trùng. Nhưng trên thực tế tất cả chúng đều không phải là côn trùng. Giun đất là loại thuộc họ động vật có đốt. Con rết và con nhện là loài có nhiều chân thuộc họ động vật tiết túc. Côn trùng cũng Ià loài động vật tiết túc nhưng thuộc lớp côn trùng.

Tại sao nhìn thì con nhện trông giống loài côn trùng nhưng thực ra lại không phải như vậy?

Động vật tiết túc là loài động vật có chủng loại nhiều nhất, số lượng lớn nhất, phạm vi phân bố rộng khắp nhất, và cũng có mối quan hệ mật thiết với con người. Chúng được phân chia thành một số đại chúng lớn chủ yếu Icà lóp côn trùng như: tôm, cua…; lớp hình nhện như: nhện, lớp đa tua như: con rết…
Động vật lớp côn trùng chiếm trên 2/3 chủng loại động vật trên thế giới. Những động vật thuộc loại này cũng chính là côn trùng, đặc điểm chung của chúng bao gồm:

Cơ thể phân thành 3 bộ phận; đầu, ngực, bụng; được tổ hợp thành từ rất nhiều đốt; bề ngoài cơ thể được bao bọc bởi một lớp vỏ rất vững chắc.
Phần đầu của côn trùng có một đôi xúc tu, một đôi mắt kép, 3 mắt đơn và có cả “cơ quan miệng”, phần ngực phân thành 3 đốt ngực trước, giữa và sau; chúng có 3 đôi chân, hai đôi cánh phần bụng có khí khổng Và cơ quan sinh sản bên ngoài.

Đọc Thêm:  Tác dụng của loài kiến đỏ trong các vườn mía?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Con nhện. 

Những đặc trưng ở trên là tiêu chuẩn để xác định côn trùng. Một số loài côn trùng do thích ứng lâu với môi trường cuộc sống phức tạp nên chúng này sinh một số biến đổi thể hiện một số cơ quan bị thoái hóa. Ví như cánh của loài bọ chó đã bị thoái hóa nhưng những đặc trưng khác của nó vẫn tương đương với loài côn trùng.

Cơ thể của loài nhện chỉ phân thành 2 bộ phận: đầu và ngực là một bộ phận, bộ phận khác là phần bụng. Nó không có xúc tu, cánh; có 4 đôi chân. Những đặc trưng này hoàn toàn khác so với các loài côn trùng vì thế nó không thuộc loài côn trùng. Ngoài ra, sán hạt hồng cũng là loài động vật thuộc lóp hình nhện chứ không phải là thuộc côn trùng.

Điều đó cho thấy, việc phân chia chủng loại động vật trong thế giới tự nhiên phải dựa vào các căn cứ khoa học và các tiêu chuẩn cố định chứ không đơn giản dựa vào các biểu hiện bề ngoài hoặc dựa vào tên có hay không có mà quy loại cho chúng.

Viết một bình luận