Tại Sao đà điểu biết bay?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: đà điểu 

Trên thế giới có khoảng hơn 8.600 loài chim khác nhau, trong đó chỉ có số ít là không biết bay. Đà điểu là một trong số đó.
Chim biết bay là do mối quan hệ rất mật thiết và rất đặc trưng của kết cấu cơ thể của chúng.

Nhìn bề ngoài cơ thể hình của chim tương đối nhỏ, bên ngoài có nhiều lông vũ. Có hình dáng đường viền giống như giọt nước (một đầu to một đầu nhỏ) giúp chúng có thể giảm thiểu thể lực khi bay, thế nhưng thể hình của đà điểu rất to, đó là loài chim lớn nhất trên thế giới hiện nay. Chim đà điểu đực cao tới 2,75m, nặng tới 75kg, với một thân hình đồ sộ như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bay trên không, những trở lực không khí mà nó gặp phải sẽ vượt xa so với những con chim nhỏ khỏe gặp phải.

Chi trước của các loài chim đã biến hóa thành đôi cái, trên cánh có lông vũ, thích hợp cho việc bay. Phần đuôi của đà điểu tương đối dài, thích hợp cho chúng duy trì trạng thái cân bằng có thể hoặc khống chế phương hướng, khi bay trong không trung. Thế nhưng, đôi cánh của đà điểu thì lại bị thoái hóa. Các nhánh của chúng không thể nối liên kết lại được với nhau. Do đó các lông vũ từng xuất hiện trạng thái rời rạc. Đôi cánh của chúng vừa nhỏ lại vừa không linh hoạt vì vậy không thích hợp cho hoạt động bay lượn.

Đọc Thêm:  Tại sao la không đẻ được la con?

Hơn nữa, nhìn từ kết cấu bên trong, xương của đà điểu không có khoảng trống để chứa không khí, điều này đã quyết định rằng đầu xương của chúng thường nặng hon rất nhiều so với các loài chim khác.

Cổ của đà điểu rất dài, xương đầu và xương cột sống không có hiện tượng kín miệng. Điều quan trọng nhất là: xương ngực của chúng bằng phẳng, không nhô cao do đó không có đủ sức mạnh để bay.

Hình thái bề ngoài và đặc trưng kết cấu bên trong của đà điểu đã nói lên chúng không thích hợp cho việc bay lượn.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: đà điểu

Đà điểu không biết bay là thích ứng với môi trường sống của chúng, đà điểu thường sống ở sa mạc thuộc bán cầu Nam. Thức ăn của chúng ngoài thực vật ra, còn có một số loài động vật nhỏ sống ở trên cạn như: chuột, các loài leo trèo và côn trùng. Do phải thích ứng với môi trường sống còn dài như vậy, cho nên chúng không cần thiết để bay từ đó nên hình thành lên đôi chân vừa dài lại vừa to, chúng rất giỏi trong việc chạy trong sa mạc, đôi cánh thoái hóa của chúng sẽ xòe ra theo chiều gió hoặc chụm cong lại càng làm tăng thêm tốc độ bay cũng khống chế phương hướng chạy và điều tiết sự cân bằng của cơ thể. Chỉ có chạy như vậy đà điểu mới có thể tìm thấy nguồn thức ăn phong phú như các loài thực vật, động vật ít ỏi xung quanh sa mạc.

Đọc Thêm:  Cóc là một loài ăn côn trùng thiện nghệ, tại sao đôi lúc cũng bị côn trùng ăn lại?

Kết cấu cơ thể của đà điểu là để thích ứng với cuộc sống chạy nhảy trong sa mạc và thảo nguyên. Trên mỗi một chân của chúng chỉ có 2 ngón, ngón của chúng vừa to thô lại vừa nhút truyền, ngón phía trong lại càng to bản. Như vậy, khi chúng đi chân mói không bị lún sâu vào trong cát, dưới ngón chân của chúng có lớp da rất dày, khi chạy trên sa mạc cát nóng bỏng cũng không làm cho chúng bị tổn thương, cổ của đà điểu rất dài, rất tiện cho việc cúi xuống đất nhặt thức ăn, đồng thòi cũng tiện cho việc quan sát né tránh kẻ thù.

Mặc dù đà điểu không biết bay, thế nhưng nó chạy rất nhau vì thế mà ở Bắc Phi người ta đã tổ chức cuộc thi chạy của đà điểu. Trong cuộc thi chạy, mặc dù chúng phải cõng trên lưng người điều khiển nặng tới gần thế nhưng tốc độ chạy của chúng vẫn rất cao ở mức 40 dặm Anh/giờ.

Viết một bình luận