Vì sao hải âu thường bay theo tàu thủy?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: Hải âu

Vào những ngày quang đãng, ngư dân thường thấy có những chú hải âu bay theo phía sau tàu thủy trên độ cao nhất định, giống như chiếc diều được gắn Vào tàu vậy. Chúng rất thích bay theo sau tàu kiếm mồi hoặc nhặt nhcạnh thức ăn thừa do những người trên tàu vứt ra.
Mục đích hải âu bay theo tcàu thủy không chỉ để kiếm ăn mà còn tìm kiếm luồng không khí trên cao. Luồng không khí này tạo điều kiện cho chúng bay lên.
Khi hải âu bay lên không cần phải vỗ cánh mà chúng dựa vào luồng không khí lên cao để nàng đôi cánh của chúng. Nếu không có luồng không khí đó thì hải âu sẽ lượn vòng tròn để dần dần nâng cơ thể lên.
Những cơn mưa mùa hè thường kéo theo nhiều mây đen, lúc này luồng không khí lên cao rất mạnh, mà tốc độ luồng khí trên mặt đất thông thường rất thấp. Càng hướng lên trên, tốc độ lên cao của bộ phận không khí nóng càng nhanh, tạo ra lực kéo, giống như lực kéo của ống khói, ở vị trí cao hẳn trên không thì tốc độ lên cao của không khí lại chậm đi. Trong thời điểm lúc luồng không khí đang lên cao là phù hợp nhất cho hải âu bay lượn.
Ngoài luồng không khí lên cao do sự gia nhiệt của mặt đất và không khí không đồng đều trực tiếp tạo ra, trong kliỏng khí còn có một lượng lớn luồng không khí lên cao do các chướng ngại Vật (như hải đảo, tàu biển) phía trước tạo ra. Luồng không khí do sự gia nhiệt tạo ra thưởng được gọi là luồng khí nóng, luồng không khí do chướng ngại vật Lạo ra gọi là luồng không hình giọt nước. Trên biển bất cứ một con sóng, một chuyến tàu thủy, một hòn đảo đều có thể tạo ra luồng khí hình giọt nước, ở gần các vách đá và núi cao dốc đứng. Luồng khí hình giọt nước rất cô định.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Hải âu

Gió nhẹ thổi đều từ Sáng đến tối, gặp phải vách đá đang đứng sẽ tạo thành tứih cố định của luồng khí hình giọt nước. Vì thế trên một Vài hòn đảo, mọi người có thể nh’m thấy những chú hải âu hướng mặt đón gió biển bình thản bay lượn phía trên vách đá dựng đứng cản lại tạo ra.
Hải âu thường bay theo tàu thủy, ỏ một khoảng cách nhất định, đó cũng Ià vì chúng lợi dụng luồng khí hình giọt nước yếu ớt và di chuyển nhờ sự di chuyển của luồng khí đó. Trong luồng khí ấy chúng không cần phải tốn sức cứ bình thản bay lên trên không trung.
Thỉnh thoảng vào lúc xế chiều, mọi ngưòi có thể nhìn thấy hải âu bay lượn dưới mây đen. Chúng lợi dụng luồng khí lên cao trước lúc mưa rào ập xuống, và cũng bay không cần vỗ cánli. ở những vùng bình lặng không có lấy một chút gió, có lúc hải âu cũng phải vỗ cánh để bay. Khi chúng mải lùng bắt lũ châu chấu bay đến vùng đồng hoang nói mà không có luồng không khí lên cao thì chúng buộc phải vỗ cánh để bay lên. Chỉ có ở bờ hồ chứa nước:, đặc biệt là ở bờ biển, nơi có sự kết hợp giữa luồng khí động lực Và luồng khí yên tĩnh, hải âu mới có thể tìm thấy điều kiện bay thích nghi với chúng nhất.
Đây cũng chính là lí do vì sao hải âu chủ yếu ở bờ biển, và bay theo phía sau của tàu thủy.
Đọc Thêm:  Dịch nhớt trên thân cá có công dụng gì?

Viết một bình luận