Vì sao cá biển khi ra khỏi môi trường nước biển không thể tồn tại?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: Cá

Loài cá thường có tốc độ sinh trưởng rất nhanh nối tiếp giữa các thế hệ tạo ra 2 thế hệ tồn tại trong môi trường nước khác nhau. Cá biển thì sống ở biển, cá nước ngọt thì sống ở sông, hồ… và trong các cầu cống. Các loài cá thường sống trong phạm vi nhất định mà không thể sống trong mọi điều kiện nước (bao gồm cá nước ngọt và mặn).

Bởi thế nếu đưa cá biển ra môi trường khác chúng sẽ bị chết. Mật độ sâu của nước mặn lớn hơn so với nước ngọt. Do đó áp lực ở cùng một mật độ sâu của nước mặn lớn hơn áp lực của nước ngọt. Bởi thế cùng trong môi trường biển, cá ở dưới đáy biển có thuộc tính thích hợp với áp lực lớn của nước sẽ không thể thích hợp với áp lực nước thấp hơn. Ngược lại các loài cá thích hợp với áp lực nước thấp cũng không thể thích hợp với môi trường nước có áp lực cao hơn. Cá biển là một loài như vậy, chúng không thể sống trong môi trường nước ngọt có áp lực thấp hơn nước biển rất nhiều.

Bởi thế cá không thể tồn tại được. Cá sống trong nước biển sẽ từng bước hình thành nên cấu tạo cơ thể thích hợp với áp lực lớn hơn của nước biển. Một số loài cá biển chỉ có thể thích hợp được với áp lực nước biển trong một phạm vi độ sâu nhất định thông qua sự điều tiết của áp lực trong cơ thể cũng chính là thích hợp với sự cân bằng áp lực trong và ngoài. Nếu cá biển đột ngột tách khỏi môi trường biển, áp lực bị giảm xuống, thì rất khó tồn tại được. Ngoài ra, còn có thể dẫn đến sự phá vỡ của một số cơ quan tiểu tiết quan trọng trong cơ thể.

Đọc Thêm:  Sự sống ra đời từ bao giờ?

Do vậy các nhà chuyên môn nếu đánh bắt cá dưới đáy biển, trước khi đưa chúng lên thường dùng kim đâm vào bong bóng cá, để cho bớt không khí ra ngoài, khiến cho bong bóng khỏi bị vỡ. Khác biệt quan trọng giữa cá nước mặn và cá nước ngọt là tuổi thọ của chúng.

Chúng ta đều biết độ mặn của nước biển cao hơn của nước ngọt.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Cá

Nồng độ muối trong cấu trúc cơ thể của cá sống trong nước ngọt thấp hơn nồng độ muối của loài sống trong môi trường biển. Căn cứ vào nguyên lí áp lực thẩm thấu mật độ muối trong nước biển cao, nước trong cơ thể cá biển sẽ không ngừng thấm ra ngoài nên lượng nước biển thấm vào cơ thể cá biển ít. Ngược lại nồng độ muối trong nước ngọt rất thấp, nên lượng nước thấm vào cơ thể cá nước ngọt là tương đối lớn, nếu cá biển sống trong môi trường nước ngọt sẽ không thích nghi được vì lượng nước ngọt thấm vào cơ thể cá biển lớn hơn lượng nước thấm vào cơ thể khi chúng sống ở biển. Cá nước ngọt có thể bài tiết được hết lượng nước ngọt thấm vào cơ thể, ngược lại cá biển do lượng muối trong cơ thể lớn nên không thể bài tiết hết lượng nước mang trong mình.

Do đó nếu chúng ta thả cá biển vào môi trường nước ngọt, một lượng lớn nước ngọt sẽ thâm nhập vào cơ thể chúng cản trở sự tuần hoàn máu, cá biển sẽ bị chết. Chỉ có một số loài cá biển có thể thích nghi với sự biến đổi hàm lượng muối trong cơ thể do đó chúng vừa có thể sống trong môi trường biển lại vừa có thể sống trong môi trường nước ngọt như loài cá xa thủy.

Đọc Thêm:  Sư tử và hổ, ai là kẻ mạnh hơn?

Nói chung hầu hết các loài cá biển đều không thích ứng với sự biến đổi hàm lượng muối trong cơ thể dù là nhỏ rất nên khi đưa chúng từ môi trường biển sang môi trường nước ngọt, chúng sẽ không thể tồn tại được.

Vậy nên, cá biển chỉ có thể sống trong môi trường biển bởi thuộc tính sống, kết cấu sinh lí của chúng đã phù hợp với độ mặn và áp lực trong môi trường biển.

Viết một bình luận