Các cây liễu bình thường đó làm sao có thể phát ra ánh sáng được cơ chứ?

Khám phá Thực Vật – 10 Vạn câu hỏi vì sao

Sau khi nghiên cứu, cuối cùng người ta cũng tìm ra được lời giải đáp. Hóa ra sự phát sáng không phải do bản thân cây, mà là do một loại chân khuẩn kí sinh trên cây, các tổ chức dạng sợi của chân khuẩn có khả năng phát sáng, và được gọi là khuẩn phát sáng. Loại khuẩn này chuyên tìm chỗ cư trú trên các thân cây, khá phổ biến ở Tô Châu, Chiết Giang và An Huy, chúng hút chất dinh dưỡng của cây đến khi no rồi phát sáng, chỉ vì ban ngày có ánh sáng Mặt Trời nên mọi người khó nhìn thấy.

Nếu bạn là một thủy thủ, trong đêm tối mịt mù, có khi sẽ nhìn thấy những ánh sáng trắng hay xanh trên mặt biển, thường được gọi là đốm lửa biển, những thợ lặn khi lặn sâu xuống đáy biển cũng sẽ thấy những ánh lửa lung linh như ánh sao trên trời. Hóa ra đây là ánh sáng của những quần thể sinh vật sống ở biển như loài tảo biển, các vi khuẩn và cả các quần thể động vật nhỏ.

Năm 1990 trong cuộc triển lãm quốc tế ở Pari, có một gian triển lãm không hề thắp đèn nhưng vẫn sáng trưng. Đó là ánh sáng phát ra từ những vi khuẩn được nuôi dưỡng trong bình thủy tinh, khiến mọi người không ngớt lời thán phục.

Đọc Thêm:  Tại sao cây đay lại có sản lượng cao khi trồng ở phía Bắc?

Tại sao thực vật lại phát sáng? Là vì trong cơ thể thực vật có một chất được gọi là huỳnh quang và men huỳnh quang. Trong quá trình sinh sôi, xảy ra sự oxi hóa, chất huỳnh quang sẽ bị oxi hóa dưới tác dụng của men, đồng thời sản ra năng lượng, hình thức năng lượng thể hiện ánh sáng ra ngoài chính là ánh sáng sinh vật mà ta thấy.

Ánh sáng sinh vật là loại ánh sáng lạnh, cường độ bức xạ thấp nhưng hiệu suất phát sáng cao (95% năng lượng chuyển thành ánh sáng), hơn nữa ánh sáng rất dịu. Các nhà khoa học dựa vào nguyên lý phát sáng của sinh vật mà chế tạo ra rất nhiều nguồn sáng mới có hiệu quả cao.

Viết một bình luận