Vì sao Tây Á trở thành khu vực dầu mỏ quan trọng nhất trên thế giới?

Khám phá Trái đất – 10 vạn câu hỏi vì sao

Tây Á là tiếng gọi tắt miền Tây châu Á, còn gọi là Trung Đông. Phạm vi của nó không lớn lắm nhưng là khu vực sản xuất dầu mỏ chủ yếu, chiếm 60% thị trường dầu mỏ thế giới, trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng và sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới.

Sự tăng hay giảm sản lượng và giá cả dầu mỏ của Tây Á thường trở thành một trong các yếu tố gây mất ổn định thế giới. Tây Á trở thành vùng sản xuất dầu mỏ quan trọng trên thế giới là vì trữ lượng và điều kiện khai thác cũng như chất lượng dầu mỏ ở đó đều tốt.

Tổng trữ lượng dầu mỏ ở Tây Á chiếm 60% trên thế giới. Toàn thế giới có sáu nước dầu mỏ lớn nhất thì Tây Á có bốn nước. Muốn biết vì sao dầu mỏ Tây Á lại nhiều như thế, trước hết phải tìm hiểu lịch sử diễn biến địa chất và cấu tạo địa chất ở đó.

Dầu mỏ là xác sinh vật cổ đại biến thành. Ở những bồn địa biển cạn và các hồ, cùng niên đại địa chất, các cổ sinh vật, đặc biệt là xác của các sinh vật phù du bị bùn cát của dòng sông chôn vùi.

Nếu chúng bị dìm lâu dài và các lớp trầm tích không ngừng dày lên thì sẽ trở thành môi trường hoàn nguyên rất tốt, dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, có sự tham gia của vi khuẩn yếm khí, các chất hữu cơ không ngừng thải ra oxi, hyđro, cacbon, tập trung lại biến thành dầu mỏ.

Đọc Thêm:  Vì sao nửa bên phải của hướng tiến cơn lốc là nửa nguy hiểm?

Theo sự giải thích của thuyết lục địa trôi dạt thì Tây Á là một phần của Địa Trung Hải cổ, qua nhiều lần biến đổi bể dâu, phạm vi Địa Trung Hải cổ dần dần thu hẹp lại, hai dòng sông Tigrit (Tigris) và Ơphrat (Euphrates) chở đầy bùn cát không ngừng thu hẹp diện tích của vịnh Ba Tư (Pécxích).

Khu vực biển cạn lấy vịnh Ba Tư làm trung tâm là một bồn địa cổ, chủ yếu lấy vận động nổi lên làm chính, vận động nếp nhăn xảy ra rất chậm. Vận động dâng lên hình thành tầng trầm tích dày 4000 – 12.000 m.

Từ cấu tạo mà xét, vì nếp nhăn không mãnh liệt, do đó hình thành cấu tạo vòng cung nhô lên hoặc những sườn dốc đơn giản cấu tạo này rất có ích cho việc tàng trữ dầu. Ví dụ cấu tạo sườn dốc Shatejawa nổi tiếng dài 240 km rộng 35 km.

Ở đó đã hình thành mỏ dầu Jawa nổi tiếng thế giới có trữ lượng 10 tỉ tấn. Miền nam vịnh Ba Tư chủ yếu hình thành từ đá sỏi ở đại Trung sinh và đá mang tính axit, có tỉ lệ lỗ rỗng rất cao, mỏ dầu phía bắc được hình thành bởi đá vôi ở kỷ đệ tam gần đây, khe nứt cũng rất nhiều.

Tổng hợp tình hình trên, điều kiện địa lý ở những nơi có vĩ độ thấp, tạo nên quần thể sinh vật rất nhiều, biển cạn rộng, một lượng lớn bùn cát của lưỡng hà hình thành môi trường hoàn nguyên tốt. Tầng trầm tích dày, sự biến đổi và cấu tạo địa chất lâu dài, tạo thành điều kiện tích trữ dầu rất tốt.

Đọc Thêm:  Vì sao phải xây dựng phòng bảo ôn nhân tạo?

Đó là nguyên nhân tự nhiên làm cho vùng Tây Á trở thành vùng có trữ lượng dầu phong phú nhất trên thế giới. Dầu mỏ Tây Á không những trữ lượng lớn, tập trung, mỏ ở nông mà phần nhiều còn có khả năng phun lên rất mạnh. Vì vậy giá trị khai thác rất lớn, giá thành rẻ.

Hàm lượng dầu mỏ Tây Á tốt, ít parafin, điểm ngưng kết thấp. Chất lượng tốt, giá rẻ, sản lượng nhiều, đương nhiên Tây Á là vùng dầu mỏ quan trọng của thế giới.

Theo tốc độ khai thác hiện nay thì dầu mỏ Tây Á còn có thể khai thác 44 năm nữa, so với các giếng dầu khác trên thế giới, bình quân còn lâu hơn 10 năm. Do đó trong mấy chục năm tới, Tây Á vẫn là một trong những trung tâm dầu mỏ lớn của thế giới. Đó là điều chắc chắn.

Viết một bình luận