Vì sao nhiệt độ trong các thành phố cao hơn ngoại ô?

Trái đất – 10 vạn câu hỏi vì sao

Từ đời nhà Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du đã từng viết: “Thành thị thượng dư tam phục nhiệt, Thu quang tiên đáo dạ nhân gia” (thành thị còn nóng như mùa hè thì quang cảnh mùa thu đã đến ở ngoại ô).

Bài thơ này chứng tỏ ở thời kỳ Lục Du người ta đã cảm thấy nhiệt độ trong thành phố luôn cao hơn ngoại ô. Theo các tài liệu quan trắc của mấy chục năm gần đây đều chứng tỏ: nhiệt độ trong thành phố luôn luôn cao hơn ngoại ô. Điều đó được gọi là “hiệu ứng đảo nhiệt của thành phố”.

Ví dụ nhiệt độ bình quân ở Thượng Hải, New York hằng năm đều cao hơn ngoại ô 1,1°C. Beclin cao hơn ngoại ô 1°C, Matxcơva, Pari cao hơn 0,7°C, Oasinhtơn cao hơn 0,6°C. Có một số ngày còn cao đến kinh người. Ngày 13 – 2 – 1979 ở Thượng Hải cao hơn ngoại ô đến 4,5°C.

Buổi trưa ngày 10 – 7 – 1981 nhiệt độ ở Bắc Kinh cao hơn ngoại ô 4,7°C. Chập tối ngày 4 – 7 – 1972 ở Wonkơhua, Canada đã từng có một lần đo được hiệu ứng đảo nhiệt rất cao, trong thành phố cao hơn ngoại ô 11°C.

Điều đó có nghĩa là ngoại ô Wonkơhua còn là khí hậu đầu mùa xuân hơi rét thì trong thành phố đã bắt đầu khí hậu mùa hè.

Vì sao nhiệt độ trong thành phố luôn cao hơn ngoại ô?

Đọc Thêm:  Bao nhiêu địa chất thời kỳ đã được phân loại trên trái đất?

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến nhiệt độ trong thành phố, chủ yếu có mấy nguyên nhân sau. Một là nhà máy tập trung, nguồn nhiệt công nghiệp được lợi dụng rất thấp, cộng thêm các loại khí thải của ô tô và các xe mang động cơ liên tục thải ra.

Theo kết quả đo được của Phòng điều tra tổng hợp hàng không từ xa của thành phố Thượng Hải đã phát hiện thấy, dọc bờ sông Tô Châu vùng Phổ Đà và phía đông vùng Dương Phố, phía nam sông Hoàng Phố, khí hậu ngày đêm đều cao hơn chung quanh từ 3 – 4°C.

Ba khu vực này chính là khu vực nhà máy dày đặc, tiêu hao nguồn năng lượng nhiều. Thứ hai là gạch ngói, xi măng, nhựa đường bức xạ nhiệt Mặt Trời rất lớn, do đó ngày đêm nó thải ra lượng nhiệt rất nhiều.

Ba là trong thành phố có hệ thống thoát nước tốt, sau cơn mưa nước bị tiêu đi nhanh, làm cho mặt đất khô ráo, vì vậy mà nhiệt lượng dùng để bốc hơi nước rất ít. Bốn là các kiến trúc lớn trong thành phố dày đặc, thông gió không tốt nên không lợi cho nhiệt lượng khuếch tán ra ngoài.

Ngoài ra trên bầu trời thành phố thường trôi nổi các đám khói mù. Những đám khói này ban đêm có tác dụng giữ nhiệt lại. Vì vậy hiệu ứng đảo nhiệt của thành phố so với ban ngày rõ hơn. Những ngày nghỉ nhà máy không làm việc, nhiệt lượng thải ra ít, cho nên hiệu ứng đảo nhiệt của thành phố có đỡ hơn chút ít.

Đọc Thêm:  Trái đất có bao nhiêu loài động vật và thực vật khác nhau?

Vì nhiệt độ thành phố cao hơn ngoại ô, nên dân cư nóng không chịu nổi, đặc biệt là những ngày hiệu ứng đảo nhiệt cao, gió ít, con người càng cảm thấy mỏi mệt. Theo nghiên cứu, nói chung cơ thể con người không ra mồ hôi trong môi trường thấp hơn 25°C, trên dưới 28°C thì mồ hôi dâm dấp.

Khi nhiệt độ lên đến 29 – 30°C sẽ ra mồ hôi nhiều. Chẳng trách vào mùa hè dân cư thành phố đều đua nhau ra biển, lên núi hoặc ra ngoại ô tránh nóng.

Viết một bình luận