Vì sao một số loài cá có thể phát điện?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: cá 

Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, điện là nguồn năng lượng không thể thiếu, nó có tác dụng để chiếu sáng (như đèn), khởi động động cơ (như ô tô). Nguồn điện được tạo ra từ những nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân hoặc nhờ các nguồn năng lượng khác. Điện được sinh ra thông qua hệ thống truyền dẫn đến hàng vạn gia đình phục vụ cho cuộc sống của con người. Người và động vật thậm chí cả thực vật cũng có khả năng phát điện.

Dòng điện trong cơ thể động vật được khoa học gọi là vật điện. Tuy nhiên, những dòng điện này rất yếu, chỉ có một số sinh vật có khả năng phát điện mạnh, chúng được gọi là động vật phát điện như, cá diều điện, cá nheo điện, cá man điện là những loài cá có thể phát điện, chúng thuộc loài cá xương mềm, sở dĩ chúng có thể phát điện được là do trong cơ thể chúng có cơ quan phát điện. Cơ quan phát điện của cá diều điện nằm ở hai bên của cơ thể, được tạo bởi rất nhiều các cơ quan trụ hình lục giác, trong các cơ quan đó có rất nhiều các lỗ cách nhỏ, mỗi lỗ cách nhỏ lại có rất nhiều các cực điện, trên các cực điện đó là những đầu mút dây thần kinh, xuất phát từ dây thần kinh não. Phía lưng của các cơ quan phát điện là cực dương, phía bụng là cực âm, hướng của dòng điện truyền từ cực dương đến cực âm, nghĩa là dòng điện chạy từ lưng của cá diều điện truyền tói phía bụng của chúng. Dưới tác động của xung mạch thần kinh, dòng điện đó trở thành nguồn điện. Cá diều điện Nam Mỹ có thể phát ra điện áp lên tói 38 vôn, còn cá diều điện châu Phi có thể phát ra dòng điện có điện áp 220v, vói công suất 3000w. Do đó nguồn điện trong cơ thể là vũ khí lợi hại của cá diều điện châu Phi.

Đọc Thêm:  Hải ly bảo vệ nhà của mình như thế nào?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Cá

Cá nheo châu Phi Ià loại cá điện sống ở vùng sông ngòi nơi có khí hậu nhiệt đới. Cơ quan phát điện của chúng nằm ở giữa phần da và cơ tạo thành một lớp thớ thịt như chất keo dán, bọc 2/5 thân cá. Dòng điện của cá nlaeo điện được truyền từ đầu cho tói đuôi. Dòng điện mà chúng phát ra có điện áp trên 100, thậm chí lên đến 350v. Cá man điện có phần cơ ở hai bên gồm hơn 8 nghìn mê cơ được xếp chồng lên nhau, giữa các lớp cơ đều có một lớp keo màu trắng ngăn cách, ở giữa có rất nhiều dây thần kinh liên tiếp, mỗi lớp cơ đó giống như những miếng “điện trì” rất nhỏ, có thể phát ra điện áp lên tói 500v. Cao nhất có thể lên tới 800v, klii bơi chúng có thể phát ra các mạch xung điện từ. Điều này khiến cho nó có thể nhận biết được phương hướng và bắt mồi ngay cả ở dưới đáy biển hay đáy ao hồ rất sâu.

Viết một bình luận