Vì sao lỗ rò dễ gây vỡ đê?

Khám phá Trái đất – 10 vạn câu hỏi vì sao

Năm 1998 vùng Trường Giang, Nộn Giang và sông Tùng Hoa Trung Quốc gặp trận lụt to hiếm thấy, trong đó những lỗ rò ở các thân đê đặc biệt nghiêm trọng, có lúc dẫn đến vỡ đê, gây nên tổn thất người và của rất lớn. Tám giờ tối ngày 1 tháng 8 ở đê Phái Châu Loan huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc, phía bờ nam sông Trường Giang, cách chân đê 40 m xuất hiện một lỗ rò mạnh.

Mặc dù lực lượng canh đê đã ra sức cứu chữa, nhưng 30 phút sau đê bị vỡ. Lần vỡ đê đó làm cho 83 km2 ngập nước, gây thiệt hại hơn năm vạn người mất nhà ở. 1 giờ chiều ngày 7 tháng 8 bờ đê sông Trường Giang ở thành phố Cửu Giang bị vỡ gây nên một trận lụt lớn.

Lỗ rò là chỉ trong điều kiện mực nước phía trên dâng cao, ở phía dưới chân đê phát sinh những chỗ rò. Lỗ rò nhỏ thì như tổ kiến, to hơn có thể bằng mấy chục cm, ít thì chỉ một vài lỗ, nhiều thì gồm nhiều lỗ chi chít, có lúc biểu hiện thành những đụn đất nhô lên.

Lỗ rò phát triển, đất bị cuốn trôi rất nhanh. Nếu không kịp thời cứu hộ nó sẽ nhanh chóng đào rộng chân đê, dẫn đến vỡ đê gây nên tai hoạ. Chỗ phát sinh lỗ rò nói chung là đất nền của đê bị phủ bởi một lớp ngấm nước mạnh, phía dưới thường là lớp cát mịn hoặc là cát thô.

Đọc Thêm:  Vì sao vùng núi xuất hiện gió nóng?

Khi mực nước dâng lên thì tốc độ nước ngấm cũng tăng lên. Khi nó vượt quá sức chịu đựng của móng chân đê sẽ sinh ra lỗ rò. Cũng có thể do phía chân đê bị đào phá làm cho lớp đất bề mặt bị hỏng. Dưới áp suất mạnh và thẩm thấu làm cho đất bị đẩy trôi mà nước ùn lên.Một khi phát hiện có lỗ rò, nên lập tức tìm cách bịt ngay để hạn chế tốc độ đất bị trôi. Cần đắp bằng loại đất khô và có tính dẻo mới có hiệu quả.

Viết một bình luận