Vì sao lại có hồ nước ngọt, hồ nước mặn?

Khám phá Trái đất – 10 vạn câu hỏi vì sao

Nước là một loại dung môi. Trong các loại dung dịch nước đều hàm chứa một phần muối (khoáng chất). Chúng ta gọi nước mà hàm lượng muối chiếm 0,3% là nước ngọt. Là nước lợ khi lượng muối chiếm 0,3~2,47%, gọi là nước mặn khi nước ở hồ có hàm lượng muối vượt quá 2,47%. Vậy thì, tại sao lại có hồ nước ngọt, hồ nước mặn?

Trước đây, phần lớn nước trong ao hồ đều là do nước sông đổ vào. Các dòng sông trong quá trình lưu thông đã hòa tan một phần thổ nhưỡng và nham thạch ở khu vực mà nó đi qua, ngoài ra một lượng muối cũng được để lại trong các dòng nước ngầm khi các dòng sông chay qua đấy.

Khi các dòng sông chảy qua ao hồ lại để lại cho ao hồ một lượng muối. Nếu như nước hồ tiếp tục chảy qua chỗ khác thì lượng muối cũng theo đó mà chảy theo. Tại những hồ mà dòng nước chảy cực kỳ thuận lợi thì lượng muối rất khó có thể tập trung được.

Lấy hai hồ lớn nhất Trung Quốc là hồ Phồn Dương và hồ Động Đình làm ví dụ, rất nhiều con sông lớn của tỉnh Giang Tây và Hồ Nam đều chảy qua hai hồ này rồi cuối cùng nước của hai hồ này đều đổ về sông Trường Giang. Do đó các hồ lớn như hồ Phồn Dương, Động Đình đều là hồ nước ngọt.

Đọc Thêm:  Tòa nhà cao nhất thế giới

Nếu một số ao hồ có hệ thống thoát nước không thuận lợi nhưng do khí hậu khô, khiến nước bốc hơi và làm tiêu hao một lượng nước đáng kể, hàm lượng muối thì càng ngày càng cao, nước hồ thì càng ngày càng mặn, điều đó hình thành nên hồ nước mặn.

Tại những cao nguyên lớn và vùng địa đới hoang mạc, do mực nước thấp, bốc hơi nước lại mạnh, địa hình bằng phẳng, thoát nước không dễ dàng thì hồ nước mặn thường phân bố tương đối nhiều, những hồ nước mặn như Trà Ca hay hồ Sát Nhĩ Hãn ở trong khu vực bồn địa Sài Đạt Mộc thuộc tỉnh Thanh Hải là những hồ nước mặn nổi tiếng nhất thế giới.

Nhưng còn có người cho rằng hồ nước mặn trong niên đại địa chất vốn là một bộ phận của biển. Sau khi nước biển rút, tại những vùng trũng thấp có một phần nước biển được lưu lại nên hình thành hồ như ngày nay. Do đó nước trong hồ còn giữ lại một lượng muối rất lớn.

Lại có người cho rằng, hồ nước mặn là do kết tinh của nham thạch trong quá trình phong hóa. Tạo thành do các nguyên nhân như một phần muối được phóng ra hoặc do một lượng muối trong quá trình tích tụ của mạch nước ngầm thời cổ đại sau khi được giải phóng đã hòa vào nước hồ.

Nước trong hồ nước mặn mặc dù không thể uống nhưng có rất nhiều loại khác nhau. Ví dụ có những loại muối như: muối ăn, muối magiê, lưu huỳnh, muối kali, thạch cao, đều là những nguyên liệu hóa công nghiệp quan trọng.

Đọc Thêm:  Vì sao ở bãi biển phải đặt mức nước cảnh báo?

Còn có một số ao hồ, ví dụ như hồ Ba Nhĩ Ca Thập, nửa bộ phận phía tây của hồ là hồ nước ngọt, nửa phía đông là hồ nước mặn. Bạn có cảm thấy kỳ lạ không? Trước đây vị trí của hồ Ba Nhĩ Ca Thập nằm ở khu vực Trung Á, hồ không có đường để nước biển chảy qua, cũng không có chỗ nào để nước có thể thoát ra ngoài.

Tại đó khí hậu rất khô hạn, hơi nước bốc mạnh khiến lượng muối lưu lại trong hồ càng nhiều hơn, cho nên nước của hồ có vị mặn. Nhưng ở nửa hồ phía tây có sông Y Lê chảy qua, sông Y Lê chảy từ khu vực Tự Sơn, mang lượng nước ngọt của những tảng băng tuyết bị tan chảy, do đó hòa tan được với lượng nước ngọt ở nửa phía tây của hồ Ba Nhĩ Ca Thập, cho nên hồ phía tây là hồ nước ngọt.

Nước là dung môi có thể lưu động, vậy tại sao trong một hồ, ở phía tây nước ngọt mà ở phía đông nước lại mặn?

Chúng ta có thể nhìn thấy trên bản đồ hình dáng của hồ Ba Nhĩ Ca Thập dài và hẹp, phía đông vươn dài hơn 60 vạn mét, nhưng ở phía nam chỉ hẹp hơn khoảng 8~70 vạn mét, ở giữa lại có hướng giống hình con chim hướng lên phía bắc, gây trở ngại cho việc lưu thông nước ở hồ phía tây.

Đọc Thêm:  Có bao nhiêu châu lục?

Đồng thời hồ cũng tương đối nông, bình quân chỗ sâu nhất cũng chỉ có 6 m, mà thời kỳ đóng băng của hồ kéo dài 5 tháng/năm, đây là một số điều kiện không thuận lợi cho việc lưu thông của hồ phía tây, vì thế hồ phía đông có thể duy trì được độ mặn mà không trở thành hồ nước ngọt như ở hồ phía tây.

Viết một bình luận