Vì sao khi phóng tên lửa dùng cách đếm ngược?

Khoa học vũ trụ – 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao

Năm 1927, nhiều nhà hàng không vũ trụ nghiệp dư ở Đức đã thành lập Hiệp hội Hàng không vũ trụ.

Không lâu sau họ nhận nhiệm vụ chế tạo một tên lửa thật cho bộ phim khoa học viễn tưởng “Hằng Nga trên cung trăng”. Vì thiếu kinh nghiệm, nên quả tên lửa thật này không chế tạo được mà phải dùng một tên lửa mô hình để quay phim.

Trong quá trình quay phim, để phóng tên lửa mô hình đạo diễn Fulik Lan lần đầu tiên sáng tạo ra trình tự đếm ngược thời gian phóng tên lửa. Trình tự này vừa phù hợp với quy luật phóng tên lửa và thói quen của con người, vừa biểu hiện cách rõ ràng thời gian chuẩn bị phóng tên lửa giảm dần.

Chuẩn bị 10 phút, chuẩn bị 5 phút… chuẩn bị 1 phút, mãi đến trước phóng 10 giây, cuối cùng là 10, 9, 8…3, 2, 1, phóng! Cách đếm ngược này khiến cho con người cảm thấy sự kết thúc của thời gian chuẩn bị và cảm giác được thời điểm phóng sắp bắt đầu.

Cuốn phim đã trở thành công cụ dẫn đường cho phương thức phóng tên lửa. Sau đó vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Đức đã chế tạo thành công quả tên lửa thí nghiệm đầu tiên và đầu thập kỷ 40 chế tạo thành công tên lửa “V-2”, đều dùng trình tự phóng đếm ngược này. Sau thập kỷ 40, Mỹ và Liên Xô chế tạo thành công tên lửa đạn đạo và khi phóng cũng dùng trình tự đếm ngược.

Đọc Thêm:  Khám phá của Webb cho thấy các ngôi sao phát nổ đã cung cấp bụi cho Vũ trụ sơ khai

Nó đã trình tự hoá các động tác trước khi phóng tên lửa theo thứ tự thời gian vừa chặt chẽ, vừa khoa học, đúng là không hề có sai sót nào.

Ngày nay việc phóng tên lửa đạn đạo và các máy bay vũ trụ của các nước trên thế giới tự nhiên quen dùng theo trình tự đếm ngược này.

Viết một bình luận