Vì sao hà li (hải li) thích đắp đê?

Bạn có biết: Tại sao hà li (hải li) thích đắp đê?

Hà li còn được gọi là hải li, là một loài động vật cỡ trung bình, dài hơn nửa mét, nặng 20 kg. Đặc điểm lớn nhất của nó là thích sửa chữa đắp đập, vì vậy chúng được con người gọi là “động vật kiến trúc sư”.

Hải li thường sống ở hang ven sông trong rừng, để làm cho hang ổ không bị nước sông cuốn đi, nên chúng có thói quen xây đập bên ngoài hang.

Đối với hải li có cơ thể không lớn lắm mà nói thì việc xây một chiếc đập ở sông là một công trình lớn, giống như con người xây dựng một công trình kiến trúc vậy.

Trước tiên, hải li phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu xây dựng.

Bước thứ nhất của việc xây đập là phá gỗ, hải li lợi dụng răng cửa sắc nhọn của nó để gặm đứt những cây gỗ ở gần bên sông trong rừng. Sau đó lựa chọn phương hướng tốt, để cây gỗ hướng về phía trong sông, đồng thời lợi dụng dòng nước để chuyển gỗ đến địa điểm xung quanh đập, sau đó cắm thẳng thân gỗ vào trong đất sét ở dưới nước để làm cọc gỗ. Tiếp đó, hải li lại chuyển những nguyên liệu như bùn lắng, đá, thân cây tương đối nhỏ, xếp đống lại thành cái đập. Các nhà động vật học khi quan sát hải li đắp đập đã phát hiện ra cái đập lớn nhất mà “động vật kiến trúc sư” này xây dựng có chiều dài 180 m, rộng 6 m, cao 3 m.

Đọc Thêm:  Tại sao cá thích bơi lội thành đàn?

Sau khi đập được xây xong, khu vực nước trong đập này đã biến thành một hồ nước bình lặng, lúc này lại xây tổ ở chỗ bãi nông bên hồ này thì không cần phải lo lắng bị sự va đập của dòng nước.

Cái đập mà hải li xây được truyền từ đời này sang đời khác, đồng thời không ngừng được bảo vệ sửa chữa. Do mực nước sẽ không ngừng thay đổi, độ cao của chiếc đập cũng sẽ tăng giảm tương ứng theo.

Nếu như khi mực nước trong đập lên cao, có khả năng nhấn chìm cả hang ổ, thì hải li sẽ hạ thấp đập xuống một chút để cho nước tràn ra ngoài. Nếu đập bị tổn hại nghiêm trọng, thì hải li sẽ triệu tập bầy đàn để tiến hành sửa chữa đập.

Viết một bình luận