Vì sao dùng vệ tinh có thể thăm dò tài nguyên Trái đất?

Khoa học vũ trụ – 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao

Vệ tinh dùng để thăm dò và nghiên cứu tài nguyên Trái Đất gọi là vệ tinh tài nguyên. Nó là một loại vệ tinh ứng dụng rất quan trọng. Hiện nay loài người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là các vấn đề về lương thực, môi trường và năng lượng. Để giải quyết những vấn đề này, kỹ thuật vũ trụ có tác dụng rất lớn.

Vệ tinh thăm dò tài nguyên Trái Đất được lắp đặt các thiết bị cảm nhận từ xa (bao gồm các thiết bị bức xạ hồng ngoại và ánh sáng có thể nhìn thấy, thiết bị bức xạ vi ba, v.v), nó có thể nhận được thông tin từ các mục tiêu trên mặt đất bức xạ ra, cũng có thể nhận được các thông tin từ mục tiêu phản xạ lại do bức xạ từ vệ tinh phát ra, đồng thời truyền những thông tin này cho hệ thống tiếp nhận ở mặt đất.

Những thông tin này được gọi chung là đặc tính quang phổ. Hệ thống tiếp nhận mặt đất tiến hành ghi lại, tổng hợp và xử lý các số liệu hoặc ảnh từ vệ tinh truyền về, căn cứ nhu cầu sử dụng của khách hàng để xử lý gia công các số liệu, sau đó đưa đến hệ thống dịch vụ.

Nhiều bộ môn như địa chất, bản đồ, hải dương, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, v.v đều cần đến các tư liệu do vệ tinh điều tra tài nguyên Trái Đất cung cấp.

Đọc Thêm:  Ezzy's US Eclipse: toàn bộ!

Dùng vệ tinh điều tra tài nguyên không những nhìn được rộng mà còn có thể nhìn được sâu. Dùng nó có thể phát hiện được những quặng quý, các đồ vật cổ, kết cấu địa chất dưới đất mà mắt thường không thể thấy được, cũng có thể tiến hành điều tra tài nguyên về canh tác, lâm nghiệp, hải dương, không khí v.v..

Nó còn có thể dự báo và giám sát thu hoạch mùa màng, khảo sát và dự báo các loại thiên tai. Hiện nay trên thế giới có hơn 100 nước và khu vực đã lợi dụng các tài liệu cảm nhận từ xa của loại vệ tinh này.

Vệ tinh điều tra tài nguyên có hai loại: một là vệ tinh điều tra tài nguyên lục địa, hai là vệ tinh điều tra tài nguyên biển. Vệ tinh điều tra tài nguyên Trái Đất nói chung có quỹ đạo đồng bộ với Trái Đất, bảo đảm vệ tinh quan sát được tất cả những điểm khác nhau trên mặt đất, vừa khiến cho vệ tinh hàng ngày tại một thời điểm bay qua một khu vực cố định nào đó, thực hiện định kỳ quan sát, là một trinh sát viên trên không rất có hiệu quả.

Ngoài những vệ tinh chuyên môn điều tra tài nguyên ra thì các loại vệ tinh khí tượng và vệ tinh viễn thám khác, cũng như máy bay vũ trụ, con tàu vũ trụ, trạm vũ trụ và các thiết bị vũ trụ mang người cũng có thể tiến hành công tác thăm dò tài nguyên.

Đọc Thêm:  NASA tung video, âm thanh Perseverance hạ cánh xuống sao Hỏa

Vệ tinh thăm dò tài nguyên ra đời đã hơn 20 năm, nó có những cống hiến to lớn cho nhân loại.

Viết một bình luận