Vì sao có một số vùng khoáng sản đặc biệt phong phú?

Khám phá Trái đất – 10 vạn câu hỏi vì sao

Trên Trái Đất, mỏ nằm dưới đất rất phong phú, nhưng sự phân bố của chúng không đồng đều. Có nhiều khoáng vật đặc biệt tập trung ở một số vùng nào đó, còn vùng khác thì không có. Tình trạng khoáng vật nơi dày, nơi mỏng này không phải là hiện tượng cá biệt.

Vùng Tây tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc là một vùng tập trung kim loại hiếm. Vùng diện tích chỉ chiếm 0,002% toàn thế giới này, trữ lượng mỏ titan đã chiếm nhiều hơn tổng trữ lượng titan trên toàn thế giới cộng lại. Ngoài titan ra, trữ lượng vanađi ở đó đã gần bằng một nửa trữ lượng tất cả các nơi khác trên thế giới cộng lại.

Lại ví dụ vùng Hạc Bác, Bạch Vân ở Nội Mông, trữ lượng kim loại hiếm gấp bốn lần trữ lượng tất cả những nơi khác trên thế giới. Trữ lượng mỏ vonfram ở khu vực Nam Định phía nam Trung Quốc, mỏ stibi ở Hồ Nam và quặng lithi ở Tây Tạng đều thuộc loại nhất nhì trên thế giới.

Tình trạng ở một vùng nào đó tập trung nhiều quặng, trên thế giới đều tồn tại. Ví dụ mỏ niken ở khu vực Shaôtbeili ở Canađa, trữ lượng của nó bằng một nửa của thế giới: vòng cung Tơlansowar ở Nam Phi có các vỉa mỏ chiếm 60% mỏ vàng trên thế giới.

Mỏ đồng ở Zămbia châu Phi, mỏ thiếc ở bán đảo Malaixia, mỏ chì và kẽm ở khu vực Misisipi nước Mỹ, mỏ nhôm ở Jamaica Nam Mỹ đều là những mỏ nổi tiếng.Các nhà địa chất qua điều tra phát hiện một vùng nào đó có mỏ phong phú thì trong nham thạch phổ thông của vùng đó cũng giàu những nguyên tố kim loại này.

Đọc Thêm:  Gió được hình thành như thế nào?

Ví dụ trên thế giới, lượng molipđen bình quân trong đá hoa cương là 1 g/tấn, thế mà khu vực Nam Lĩnh của Trung Quốc, tỷ lệ này vượt quá 1,5 g/tấn, có những chỗ đạt 8 g/tấn. Ở khu vực Phanxi cũng phát hiện trong đất đá ở đó có hàm lượng vanađi và titan khá cao.

Các nhà địa chất còn phát hiện ở những khu vực này trong lớp cùi sâu dưới lòng đất cũng có hiện tượng giàu các nguyên tố kim loại.Ngày nay đa số các nhà thiên văn học và địa chất học đều cho rằng sự phân bố không đồng đều các mỏ có liên quan với nguồn gốc của Thái Dương Hệ.

Chín hành tinh lớn của Thái Dương Hệ bao gồm cả Trái Đất đều do vô số hành tinh lớn nhỏ ban đầu thu hút lẫn nhau mà hình thành. Trong quá trình các hành tinh thu hút nhau, những chất có thành phần hoá học tương tự tập trung lại với nhau, cuối cùng khi hình thành Trái Đất nó sẽ trở thành một phần nào đó của Trái Đất.

Ban đầu những chất này ngưng kết với nhau không phân bố đồng đều trong lòng Trái Đất, nhưng qua sự diễn biến lâu dài của vỏ Trái Đất, sự phân bố các chất này phát sinh chuyển dời, tuy nhiên vẫn không hoàn toàn đảo lộn vị trí vốn có, cho nên sự phân bố của chúng cơ bản vẫn giữ được đặc trưng thời kỳ hỗn độn ban đầu. Đó chính là nguyên nhân sự tạo thành các khoáng vật không đồng đều ở khắp nơi trên Trái Đất.

Đọc Thêm:  Trái đất có mấy mùa trong năm?

Viết một bình luận