Tại sao Trung tâm văn hoá nghệ thuật Pompidou được xây dựng như một nhà máy?

Khoa Học Công Trình – 10 vạn câu hỏi vì sao

Trung tâm Văn hoá nghệ thuật Pompidou3 xây dựng xong năm 1977, nằm ở Quảng trường trung tâm thành phố Pari, thủ đô nước Pháp, diện tích kiến trúc rộng đến 10,3 vạn m2, trên mặt đất có 6 tầng, dưới mặt đất có 4 tầng. Bên trong kiến trúc có Viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại.

Thư viện công cộng, Trung tâm thiết kế công nghiệp và nghệ thuật, Trung tâm nghiên cứu hoà nhạc, dạ hội buổi tối và quán ăn v.v., Trên quảng trường còn có chợ hoa, rạp xiếc và hành lang có trưng bày tranh ảnh. Thực sự, đây là một nơi du lãm danh thắng công cộng, quan trọng của Pari.

Ai đã đến “Pompidou” đều lưu lại ấn tượng sâu sắc về phong cách kiến trúc của nó.

Nó giống như một nhà máy to lớn, mỗi tầng rộng 48 m, dài 168 m, khoảng không gian rộng lớn bằng 2 sân bóng đá mà ở giữa lại không có một cây cột nào, “Pompidou” chủ yếu là do sắt thép và kính hợp thành, các giá đỡ và đường ống bằng sắt thép đều bố trí ở bên ngoài, không hề che chắn, hơn nữa để phân biệt chúng, người ta còn dùng màu sắc mạnh để sơn lên; các cầu thang có tay vịn tự động có dạng đường ống bằng kính lên xuống như mắc cửi, du khách ở bên trong vẫn có thể nhìn thấy trời xanh mây trắng, lại có thể nhìn thấy tình hình trong cả mặt sàn tầng lầu.

Đọc Thêm:  Tại sao đoàn tàu trọng tải có sức chở đặc biệt lớn?

Khu Trung tâm của Pari rất ít những kiến trúc hiện đại to lớn, đều là những kiến trúc cổ điển thấp tầng và có phong cách đẹp đẽ. Trong bầu không khí nghệ thuật như vậy, phong cách kỳ lạ của “Pompidou” rõ ràng là làm cho người ta chú ý, so sánh một cách mạnh mẽ, một sự đối lập, trái ngược rõ rệt.

Khác với Trung tâm Văn hoá nghệ thuật truyền thống, bên trong “Pompidou” trống không, vắng vẻ, khi muốn mở một cuộc triển lãm, người ta mới căn cứ yêu cầu mà bố trí những ô, những giá khung; trong phòng triển lãm có đường đi tham quan cố định.

Thư viện cũng hoàn toàn mở cửa, khi xem ti vi, đánh máy hoặc đọc tư liệu bằng kính hiển vi trong phòng triển lãm sẽ bị ảnh hưởng đến nhau, văn phòng hành chính, chỗ ngồi uống cà phê, chỗ chuyển đổi thang máy có tay vịn tự động, dòng người đi lại không ngớt… Chả trách có người gọi là “chợ văn hoá”.

Phương án thiết kế “Pompidou” là phương án nổi bật nhất trong 681 phương án đấu thầu quốc tế, do hai kiến trúc sư trẻ Pianor của Italia và Rogers của Anh hợp tác thiết kế. Họ cho rằng, công trình kiến trúc là một chiếc khung linh hoạt và có biến đổi như một thành phố, con người ở trong đó cần được có tự do hành sự theo phương thức của chính mình, mà tự do và thay đổi chính là tính nghệ thuật của kiến trúc…

Đọc Thêm:  Tại sao cần cho không khí vào trong bêtông?

Công trình kiến trúc này như một chiếc tàu chở hàng, lại giống như một đồ giải, người ta có thể xem hiểu nó một cách rất tự nhiên, “nội tạng” của nó lộ ra bên ngoài, rõ ràng rành mạch.

Đối với điều đó, có người tỏ ra không ưa thích, lại có người còn chửi mắng thậm tệ, vì hình thức kiến trúc phản truyền thống của nó, đương nhiên, những người nhiệt tình khen ngợi cũng rất nhiều.

Dù sao, sau khi “Pompidou” khai mạc, đã thu hút rất nhiều khách tham quan, bởi nội dung phong phú nhiều vẻ của nó, mức độ rầm rộ của nó vượt qua cả lễ khánh thành trọng thể tháp Eiffel năm xưa.

Con người ở trong đường ống trong suốt di chuyển thảnh thơi theo thang máy xem biểu diễn xiếc đặc sắc ở trên quảng trường, cũng có nhiều người coi đây là nơi đáng đến để mở mang tầm mắt, tăng thêm kiến thức và vui chơi giải trí.

Các kiến trúc tương tự như “Pompidou” còn có toà nhà Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Berlin. Phong cách của loại kiến trúc này được gọi là “phái bản lĩnh cao”, tư tưởng thiết kế của nó là biểu hiện nổi bật tầm quan trọng của công nghiệp và kỹ thuật hiện đại, đồng thời thể hiện nó bằng cách làm lộ rõ đầy đủ hình thức của kiến trúc.

Viết một bình luận