Tại sao trên lưng tê giác thường có một loài chim nhỏ màu đen đậu trên đó?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: tê giác 

Tê giác là loài động vật rất tàn bạo và hung dữ, khi nó tức giận, phẫn nộ thì ngay đến cả sư tử, báo cũng phải khiếp sợ nó chứ đừng nói là các loài động vật khác. Thế nhưng, có một loài chim màu đen lại không sợ nó, loài chim này không chỉ thường xuyên đậu trên lưng của nó mà còn mổ đi mổ lại trên lưng tê giác, vậy mà tê giác lại rất hữu hảo, khoan dung độ lượng đối với loài chim màu đen nhỏ này. Không những không có những hành vi thái độ tức giận đối với con chim đó mà còn luôn luôn gọi nhỏ nhẹ, rất “hiền hòa” dễ thương. Bạn có biết tại sao lại như vậy không?

Trên thực tế tê giác có bộ da rất dày có thể chống lại các loài côn trùng hút máu và các loài kí sinh trùng. Những nếp gấp trên da của tê giác vô cùng “mỏng manh”, điều đó rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loài côn trùng hút máu và kí sinh trùng. Tuy nhiên tê giác không giống như các loài động vật như trâu, lợn… chúng bôi lên cơ thể một lớp bùn, cát để tự bảo vệ. Nhưng khi bị ánh mặt trời chiếu rọi, lóp bùn, cát khô roi xuống thì chúng sẽ mất đi “phòng tuyến hữu hiệu đó”. Trong khi đó con chim nhỏ màu đen là kẻ thù tự nhiên của những loài kí sinh trùng và côn trùng hút máu bám trên cơ thể tê giác. Những loài côn trùng này dĩ nhiên trở thànli “món mồi ngon” mà loài chim đen không thể bỏ qua.

Đọc Thêm:  Tại sao hổ thiên ngưu∗ lại giống ong vò vẽ?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Tê Giác

Khi chim đen phát hiện trên người tê giác có kí sinh trùng và côn trùng, chúng sẽ đậu trên lưng tê giác và mổ chết những con côn trùng đó. Mỗi lần như vậy, chim đen thì được no, còn tê giác thì được thoải mái. Một mặt, tê giác có thể cung cấp nguồn thức ăn cho chim đen, mặt khác, chim đen có thể tiêu (diệt côn trùng làm hại tê giác. Cả hai cùng có lợi. Hiện tượng hai loài động vật cùng chung sống tương trợ lẫn nhau trong sinh vật học gọi là “cộng thể”.

Không chỉ có vậy, chim nhỏ còn có tác dụng như một “máy bay cảnh giới”. Thính giác và khứu giác của tê giác rất nhạy cảm, thế nhưng thị giác của chúng lại kém, còn thị giác của chim đen rất tốt. Chúng đậu trên lưng tê giác hoặc “tuần tra” xung quanh tê giác. Nếu phát hiện có nguy hiểm chúng sẽ bay lượn xung quanh tê giác và không ngừng kêu lên cảnh tỉnh tê giác chuẩn bị đối phó vói sự nguy hiểm từ bên ngoài.

Vì thế, tê giác và chim nhỏ là một đôi bạn tốt. Tê giác đương nhiên chẳng bao giờ tức giận chim nhỏ.

Viết một bình luận