Tại sao ngỗng trời khi bay xa thường xếp thành hình mũi tên hoặc dàn hàng ngang?

Bạn có biết: Tại sao ngỗng trời khi bay xa thường xếp thành hình mũi tên hoặc dàn hàng ngang?

Ngỗng trời là loài chim di cư trú đông, mỗi khi đến mùa thu đông, từ vùng Sibêria, quê hương của chúng, kết thành đàn, bay đến miền Nam ấm áp để trú đông.

Trong chuyến du lịch đường dài, đội hình của đàn ngỗng tổ chức rất chặt chẽ, chúng thường xếp thành hình mũi tên hoặc dàn hàng ngang, khi chúng bay còn không ngừng phát ra tiếng kêu “cạc, cạc”. Chúng dùng tín biệu đó để chăm sóc lẫn nhau, kêu gọi nhau, cất cánh bay và hạ cánh nghỉ ngơi.

Tốc độ bay của ngỗng trời rất nhanh, mỗi giờ có thể bay được 69 – 90 km/h, nhưng do lộ trình bay di chuyển quá dài, vì vậy cần 1 – 2 tháng mới có thể hoàn thành xong chuyến đi. Trong chuyến phi hành đường dài, ngỗng trời ngoài việc vỗ cánh ra còn biết lợi dụng luồng không khí trên cao để bay lượn trên không trung, vì như vậy chúng có thể tiết kiệm được sức lực. Khi con ngỗng bay ở phía trước phát ra luồng không khí tăng lên rất nhẹ, con ngỗng ở phía sau sẽ lợi dụng xung lực của luồng không khí này để bay lượn trên không trung. Như vậy, từng con từng con nối đuôi nhau xếp thành đội hình mũi tên và xếp thành hàng ngang chỉnh tề.
Ngoài ra, ngỗng trời xếp thành đội hình mũi tên hoặc hàng ngang cũng là biểu hiện bản năng hợp đàn, bởi vì như vậy sẽ có lợi cho việc phòng ngự kẻ địch. Đàn ngỗng trời thường do một con ngỗng già có kinh nghiệm làm đội trưởng, bay phía trước, đa số những con ngỗng non yếu ớt đều xen vào giữa hàng. Khi nghỉ ngơi bên dòng nước để ăn cỏ nước, thường có một con ngỗng già có kinh nghiệm giữ vai trò “lính gác”. Nếu ngỗng trời bay đơn lẻ về phía nam thì rất dễ gặp nguy hiểm bị kẻ địch ăn thịt.

Đọc Thêm:  Hồ sơ động vật từ A đến Z: Theo tên khoa học

Viết một bình luận