Tại sao mình cá chạch và lươn lại trơn bóng?

Bí mật về thế giới động vật: cá chạch và lươn 

Nếu bạn đã từng tận tay bắt cá chạch và lươn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cơ thể chúng có rất nhiều dịch nhờn nên chúng rất dễ tuột khỏi tay nếu bạn không cẩn thận. Tại sao vậy? Bởi vì bề mặt da trên mình cá chạch và lươn luôn tiết ra chất (miễn dịch) dịch nhờn. Bởi thế toàn thân chúng mói trơn như vậy.

Lớp da của chúng luôn tiết ra dịch nhờn có tác dụng bảo vệ cho cơ thể, đồng thời có thể thích nghi với môi trường tự nhiên. Mặt khác nó còn có tác dụng làm giảm bớt lực cản của nước, khiến cho chúng có thể bơi một cách dễ dàng trong môi trường nước, hơn nữa chất dịch nhờn còn có tác dụng làm giảm lực ma sát khi chúng va chạm vào những vật cứng trong môi trường nước. Bởi thế mà cơ thể tránh được thương tổn. Ngoài ra mình cá chạch và lươn rất trơn khiến chúng ta rất khó bắt được chúng, do vậy làm tăng khả năng thoát hiểm khi gặp phải sự cố. Xét về bề ngoài, một cơ thể trơn tuột của lươn và cá chạch khác hoàn toàn vói các loại cá có vẩy có thể phát sáng khác. Phải chăng lươn và chạch không có vẩy?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: cá chạch và lươn

Hoàn toàn không phải vậy, dưới lớp biểu bì da của chúng là nhũng lóp vảy nhỏ li ti mà chúng ta chỉ nhìn thấy khi dùng kính hiển vi. Do nhũng lóp vẩy rất nhỏ nên chất dịch mà chúng tiết ra cũng rất nhiều và như vậy mới có thể bảo vệ được cơ thể chúng ít bị tổn thương. Vì vậy mình cá chạch và lươn rất tron. Sống trên thực tế, bề mặt da của các loài cá khác cũng tiết ra miễn dịch và lớp vảy của chúng cũng nằm dưới lớp da có thể tiết ra chất dịch. Nhờ có sự bảo vệ của lớp niêm dịch này mà lớp vảy của chúng mới không bị trầy khi có tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Từ đó có thể bảo vệ được cơ thể, có điều vảy của các loài cá khác rất to, lượng niêm dịch tiết ra so với lươn và chạch ít hơn nhiều nên nó không tron bằng lươn và trạch là lẽ tất nhiên.

Đọc Thêm:  Con nhện giăng tơ bằng cách nào giữa khoảng cách hai cây rất xa?

Viết một bình luận