Tại Sao màu sắc cua, cá nhiệt đới lại sặc sỡ?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật:

cua, cá

Chúng ta thường thấy lưng cá chép có màu xám tro, còn mình chúng lại có màu vàng tro, còn cá trăm cỏ lại có màu vàng trà, cá mè thì có màu trắng bạc và cá trắm đen lại có màu xanh đen. Tuy nhiên phần bụng của chúng thì hầu hết lại có màu trắng xám và người ta cũng thường gọi là “Ngư đỗ bạch”. Nói chung hầu hết màu sắc cơ thể của cá nước ngọt không được sáng đẹp lăm. Thế nhưng những loài cá nhiệt đới ở “thủy túc quản” mà chúng ta thấy thì màu sắc của chúng vô cùng đẹp mắt và đa dạng. Vậy tại sao lại như thế, chắc chắn còn ít người biết đến.

Nói chung các loài động vật thường rất thích ứng với môi trường trú ẩn, hơn nữa có những loài màu sắc cơ thể chúng hầu như rất giống với màu sắc của môi trường đó. Như vậy được gọi là màu bảo vệ. Màu bảo vệ là một đặc điểm thích ứng phổ biến, cá nước ngọt phía lưng thì có màu đen xám, màu đen rồi màu vàng xanh, thế nhưng ở phần bụng thì hầu hết đều có màu trắng xám. Thực ra đây chính là một trong những biểu hiện của sự tự vệ. Bởi nếu nhìn từ dưới lên trên mặt nước thì mặt nước thường rất sáng, nếu nh’m từ phía dưới lên thì màu sắc ở phía bụng của chúng có màu trắng xám, như vậy thì các loài cá lớn khác sống trong nước rất khó phát hiện ra chúng. Còn nếu nhìn từ trên xuống dưới thì màu sắc của nước rất đậm, các loài chim từ trên muốn kiếm cá cũng rất khó phát hiện ra màu sắc phía lưng của chúng bởi nó rất giống với màu của nước. Do vậy màu sắc của cá nước ngọt rất có lợi cho việc tự vệ.

Đọc Thêm:  Bướm đêm Peppered của London

Tương tự như vậy, các loài cá nhiệt đới sống trong môi trường biển nhiệt đói thì màu sắc cơ thể của chúng rất phong phú đẹp mắt cũng là thích hợp với môi trường xung quanh. Nếu một số loài cá sống trong môi trường có nhiều loài san hô và đá ngầm có màu đỏ thì đương nhiên màu sắc của chúng cũng sẽ là màu đỏ. Ngoài ra còn có một số loài màu sắc cơ thể đổi màu. Chẳng hạn như cá, mắt bình thường khi ngủ dưới lớp bùn cát ở đáy biển thì mình cá cũng sẽ đổi màu nâu đen. Khi màu sắc của lớp bùn cát dưới đáy biển đổi màu chúng cũng sẽ đổi màu theo, thậm chí còn có thể biến thành những vết lấm tấm. Hcm nữa, loài cá chấm thạch còn có khả năng đổi màu rất nhanh. Trong thời gian rất ngắn chúng có thể đổi từ màu đỏ sang màu xanh, từ màu đen sang màu trắng rồi từ màu vàng sang màu đỏ, đồng thời trên cơ thể cũng xuất hiện những chấm dài Và cũng có thể đổi màu. Theo quan sát loài cá này có thể đổi màu trong thời gian rất ngắn bằng 6 màu sắc khác nhau.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: cua, cá

Vậy rốt cuộc cái gì khiến cho cá nhiệt đới có màu sắc sặc sỡ đến vậy?

Và cái gì khiến cho chúng có thể đổi màu? lí do bỏi dưói lóp trần bì của chúng có vô số các tế bào sắc tố, những tế bào sắc tố đó đọng trong lớp tế bào của cá có màu hồng, màu vàng, màu đen, còn các màu sắc hoa văn và các vết chấm khác đều do sự phối hợp của các tế bào sắc tố này mà thành.

Đọc Thêm:  Vì Sao cá cảnh hay nhảy ra ngoài bể?

Màu sắc cơ thể của cá nhiệt đới và số lượng của các tế bào sắc tố cùng với sự phân bố trong lớp da đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong tế bào sắc tố của cá có tế bào màu sáng bọc, sau khi kết hợp với các tế bào sắc tố sẽ sinh ra màu sắc, từ đó mà lớp biểu bì dưới da của cá có thể phát sáng.

Nói chung mỗi tế bào sắc tố của cá đều chứa đầy những mô tế bào có tính đàn hồi rất cao, phía trên có các thớ thịt này mà các tế bào có thể thu hẹp hoặc nở ra. Khi các tế bào sắc tố thu hẹp thì sắc thể của cá sẽ nhạt hơn. Còn khi chúng phình ra thì các sắc tố trong tế bào sẽ tỏa khắp, do vậy sắc thể của cá sẽ đậm hơn. Có thể thấy cho dù sắc thể của cá có biến đổi thế nào cũng không thể tách rời được sự vận động của các tế bào sắc tố.

Chính vì cá nhiệt đới có màu sắc đa dạng và phong phú như vậy nên chúng mói được đưa vào “thủy túc quản” hay các bể cá để mọi người ngắm.

Viết một bình luận