Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực?

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực?

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?
Bởi vì sự phân biệt đực, cái của lươn và của nhiều loài cá khác không giống nhau. Đa số trong cơ thể của các loài đều có túi trứng (ở con cái) và túi tinh trùng (ở con đực). Từ nhỏ đến lớn đều như vậy và sự khác biệt về giống này mang tính lâu dài. Nhưng lươn thì không giống thế, Từ trong buồng trứng sinh ra lươn con, trong tất cả các cá thể của lươn đều có trứng và có thể nói tất cả chúng đều là lươn cái.

Nhưng đợi đến khi những lươn con trưởng thành, sau khi đẻ trứng, nội bộ túi trứng có sự thay đổi dần dần.

Những tổ chức sản xuất ra tế bào trứng trước kia lại chuyển hoá thành túi tinh để sản xuất tinh trùng.

Những con lươn cái trước kia giờ đã trở thành những con lươn đực có thể phóng tinh trùng. Trong khoa học người ta gọi là “chuyển ngược giới tính”. Tình trạng chuyển ngược giới tính không phải là sự biến dị của cá thể mà là cả một quy luật phát triển nòi giống, là đặc tính của loài cá này. Do những nguyên nhân trên mà người ta thường thấy những con to, thô là lươn đực. Có thể có người sẽ hỏi: Lươn cái trở thành lươn đực, vậy những thế hệ sau của chúng được sinh ra như thế nào? Thì ra những con lươn con sinh ra từ trong túi trứng (là con cái), sau khi trưởng thành đã tiến hành việc sinh sản đẻ trứng đầu tiên trong đời.

Đọc Thêm:  Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Sau khi đẻ trứng thì lươn sẽ thay đổi giới tính, dưới một năm trở thành lươn giống đực và tiến hành giao phối với lươn cái của thế hệ sau để duy trì nòi giống. Mỗi năm đều có một loạt lươn cái đẻ trứng và mỗi năm đều có một loạt lươn cái ra đời. Làm như vậy mới có thể bảo tồn được nòi giống nhà lươn.
Kiểu thay đổi giới tính của lươn rất ít gặp trong các loài động vật khác, mặc dù trong một số loài động vật cũng có sự thay đổi về giới tính nhưng đó chỉ là hiện tượng cá thể.

Trong các loài cá, chỉ riêng lươn có hiện tượng chuyển đổi giới tính. Còn một số loài cá tồn tại hiện tượng đồng thể đực, cái, ví dụ như cá bướm. Chúng có hai tuyến sinh sản, khả năng một bên là đực, bên kia là cái hoặc một bên hoặc hai bên đều có tuyến sinh sản đực, cái.

Những loài cá đồng thể đực, cái này còn tự mình thụ tinh trứng của mình đẻ ra kết hợp với tinh trùng của chính nó phóng ra để phát triển thành thế hệ sau. Giống như cá thu cũng có hiện tượng đồng thể đực, cái, trong túi tinh của cá đực có lúc có thể nhìn thấy sự có mặt của trứng.

Viết một bình luận