Tại sao khỉ hống lại rất thích kêu gào?

Bạn có biết: Tại sao khỉ hống lại rất thích kêu gào?

Trong rừng rậm nhiệt đới Châu Mĩ, có môt loài khỉ kì lạ gọi là khỉ hống. Chúng có cổ họng lớn siêu cấp trong gia tộc nhà khỉ, một khi chúng phát ra tiếng kêu, âm thanh giống như sư tử gầm, chấn động trời đất, ở cách xa ngoài 1500 m cũng có thể nghe thấy.

Khỉ hống có thói quen sống thành đàn trong rừng, mỗi lần sau khi ăn no thì phải mở rộng cổ họng ra để kêu gào. Lúc này, chúng có thể gào một mình, gào đôi, gào luân phiên, gào đồng thanh, nếu như gặp phải mưa bão đến, thì chúng càng kêu gào hăng say hơn. Tiếng kêu gào điên khùng này, cùng với tiếng gió, tiếng mưa và tiếng vọng lại của rừng sẽ tạo thành một bản “nhạc giao hưởng” khủng khiếp của rừng.

Tại sao khỉ hống lại thích kêu gào như vậy nhỉ? Thì ra, loài động vật này đa số là sinh sống phân đàn, mỗi bên có phạm vi thế lực riêng. Ngộ nhỡ hai đàn khỉ hống gặp nhau trên một con đường hẹp, chúng liền lập tức mở ra một trận đấu kêu gào điên cuồng. Lúc này, cả cánh rừng đều vang lên tiếng kêu gào đinh tai nhức óc, kéo dài không dứt. Cuộc chiến đấu kêu gào như vậy, trên thực tế là khỉ hống dùng tiếng kêu để cảnh cáo: không được vượt qua biên giới.

Đọc Thêm:  Tại sao lợn thích dũi đất và tường vách?

Có lúc, khỉ hống hoạt động phân tán cũng thường phát ra tiếng kêu, song lúc này không phải là để thị uy mà là tín hiệu liên lạc giữa các thành viên trong đàn.

Ngoài khỉ hống ra, trong động vật bộ khỉ có rất nhiều loài đều có thói quen thích kêu gào. Ví dụ như vượn tay dài, trời vừa sáng đã bắt đầu kêu từng trận, thời gian kéo dài khác nhau, ngắn thì vài phút, dài thì vài tiếng. Tiếng kêu của vượn được xác định khoảng cách của một đàn vượn tay dài khác. Nếu như cách xa thì tiếng kêu vang, rõ ràng, vượn tay dài kêu vì “người hàng xóm”, nhằm mục đích biểu thị “đây là lãnh thổ của chúng tôi, các người không được phép đến xâm phạm”.

Viết một bình luận