Tại sao dù đi kiếm mồi rất xa loài kiến vẫn không bị lạc đường về?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: Kiến

Kiến là loài côn trùng sống quần thể. Tổ của chúng thường được xây ở những nơi như; khe đá, dưới đất… Do những nơi này nguồn thức ăn thiếu thốn vì thế kiến thường ra ngoài kiếm ăn khi thời tiết khí hậu trong lành, nhiệt độ thích họp. Có lúc chúng đi đơn lẻ, có lúc kết thành bầy đàn, bò lên mặt đất để tìm kiếm thức ăn. Có khi chúng phải đi một đoạn đường rất dài mới có thể tìm được thức ăn. Thế nhưng, cho dù có đi xa bao nhiêu, thì cuối cùng kiến cũng vẫn có thể trở về tổ của chúng một cách chính xác mà không bị lạc đường.

Trước hết kiến dựa vào thị giác rất phát triển của mình. Từ dưới đất cho đến không trung, tất cả những cảnh vật ở bên ngoài đều có thể trở thành vật chuẩn giúp cho chúng nhận biết đường đi. Cho dù xung quanh bị che khuất những vị trí của mặt trời và ánh sáng phản xạ xuống mặt đất vẫn có thể chỉ rõ những phương hướng giúp chúng trở về tổ một cách chính xác.

Những con kiến có kinh nghiệm phong phú thường thường có “tuổi” tương đối. Số lần ra ngoài kiếm thức ăn cũng nhiều hơn do đó càng có khả năng căn cứ vào góc độ sự phản xạ của ánh sáng mặt tròi để nhận biết ra vị trí noi ở của chúng.
Trong lịch sử phát triển của loài côn trùng, kiến tự hình thành các quần thể kiến sống tập trung. Giữa các cá thể của chúng có mối quan hệ tương hỗ nhau một cách chặt chẽ. Quan hệ này dựa trên tác drmg của chất hooc-môn ở bên ngoài, đây là loại chất thu thập thông tin do loài côn trùng tiết ra. Những con kiến đi ra ngoài một mình cho dù có đi xa đến mấy chúng đều có khả năng tập họp nhau lại dưới sự tác dụng của chất hooc-môn ở bên ngoài.

Đọc Thêm:  12 loài động vật quan trọng của Bắc Mỹ

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Kiến

vẫn còn một phương pháp nữa đó chính là việc nhận biết đường qua mùi vị. Có một số loài kiến sẽ để lại mùi vị rất đặc biệt trên đường mà chúng đi qua. Sau khi tìm thấy thức ăn chúng có thể lần theo mùi vị đó mà quay trở về tổ. Hành vi này có mối quan hệ mật thiết với chất truy tìm thông tin của loài côn trùng. Đây chính là một loại chất hooc-môn ngoài do các cá thể côn trùng sống thành bầy đàn tiết ra khi chúng ra khỏi tổ kiếm mồi nhằm giúp cho chúng quay trở về tổ một cách an toàn, chính xác. Cho dù không có sự điều tiết của loại hooc-môn này, kiến cũng có thể dựa vào mùi vỊ thiên nhiên quen thuộc để trở về tổ.

Do kiến có khả năng cao nhận biết đường đi nên chúng luôn tìm được đường về tổ cũ của mình mà chưa bao giờ bị lạc đường.
Khi kiến ra ngoài kiếm mồi, nếu như con mồi quá nhiều và quá lớn, kiến sẽ quay về tổ gọi các con kiến khác đến. Chúng sẽ sử dụng xúc tu ở trên đầu để truyền đạt thông tin cho nhau. Những con kiến này sẽ lần theo mùi vị của con kiến phát hiện ra miếng mồi đầu tiên, sau đó lần tới chỗ miếng mồi. Thông thường, một đàn hoặc một đội kiến cùng nhau khiêng một miếng mồi có thể Ià côn trùng hocặc xưong thịt về tổ.

Đọc Thêm:  Chim trả kiểm ăn như thế nào?

Mặc dù loài kiến nhỏ bé nhưng thế giới của chúng rất phong phú, đa dạng. Chúng nương tựa lẫn nhau, sống quây quần bên nhau.

Viết một bình luận