Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: đom đóm
Vào buổi tối mùa hè, chúng ta thường rùi thấy trong tán cây có những vệt sáng nhỏ lẻ bay qua bay lại. Đó chúih là những con đom đóm.
Vào ban đêm, chúng giống như những chiếc đèn lồng nhỏ.
Đom đóm là một loài côn trùng cánh cứng nhỏ. Đom đóm trưởng thành thường sống trong các loài cỏ thối rữa, mục nát, ẩm ướt và đen tối, vì thế người xưa thường nói, đom đóm được sinh ra do cỏ mục nát tạo thành. Đương nhiên, đom đóm không được sinh ra như vậy. Nó chẳng qua chỉ sống, đẻ trứng trong các bụi, loài cỏ đó mà thôi.
Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: đom đóm
Đom đóm cái thường ở trong các lùm cỏ còn những con đom đóm bay lượn vào ban đêm mùa hè chính là những con đom đóm đực đi tìm bạn đời.
Bộ phận đuôi của đom đóm có thể phát ra ánh sáng với màu sắc rất sặc sỡ, lung linh. Những loài đom đóm khác nhau sẽ phát ra màu sắc khác nhau. Có màu trắng, màu vàng nhạt, màu vỏ quýt, màu xanh nhạt.
Người xưa thường bắt đom đóm cho vào những chiếc lọ nhỏ để dùng làm ánh sáng khi làm thơ.
Sở dĩ đom đóm phát sáng được là nhờ cơ quan phát sáng ở phần bụng. Cơ quan này được tạo thành từ hàng nghìn tầng của tế bào phát sáng. Trong mỗi một tế bào phát sáng đều có chứa 2 loại chất đó là chất phát quang và chất xúc tác của chất phát quang. Dưới tác dụng của chất xúc tác phát quang và sự tham gia của thành phần nước trong tế bào cùng với sự ôxy hóa, chất phát sáng của đom đóm sẽ phát ra ánh sáng.
Do sự khống chế của đom đóm đối với sự cung ứng oxy của tế bào phát quang mà đom đóm mới phát ra ánh sáng được.
Tuy nhiên ánh sáng mà đom đóm phát ra lại không sinh ra nhiệt lượng vì thế mọi người thường gọi đó là “ánh sáng lạnh”.
Một điều hết sức thú vị là đom đóm còn là những sát thủ của ốc sên.
Ốc sên có lớp vỏ bên ngoài cơ thể, một khi gặp phải nguy hiểm toàn thân sẽ thu nhỏ lại trong vỏ, tính mạng chúng sẽ được an toàn. Thế nhưng, đom đóm lại rất cao siêu, chúng dùng cái hàm giống như cơ quan tiêm chích, chích dịch thể độc vào trong cơ thể của ốc sên khiến cho ốc sên bị tê liệt, tiếp theo đom đóm tiết ra dịch thể xúc tác tiêu hóa, biến thịt của ốc sên thành thức ăn lỏng (chất lỏng) và sau đó “uống” sạch con ốc sên trong vòng hai ngày. Ôc sên ăn rau và các loại thực vật khác, chúng là loài côn trùng gây hại cho ngành nông nghiệp. Đom đóm có thể được gọi là “kẻ thù tự nhiên” của chúng. Thế nhưng, chỉ có ấu trùng đom đóm mới ăn ốc sên còn đom đóm trưởng thành lại không ăn ốc sên.
Gần đây người ta còn phát hiện cả phía trong và ngoài cơ thể đom đóm đều phát ra mùi rất kì lạ khó ngửi. Mùi ghê đến nỗi khiến những con chim dù có đói khát đến mấy cũng không dám đến gần để bắt chúng. Quả thực, những con đom đóm vẫn là ẩn số đối với con người.
Bách khoa toàn thư Hỏi Đáp lớn nhất Việt Nam - HoiDapBlog.com
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/hoidapblogWebsite: https://hoidapblog.com