Site icon Bách Khoa Toàn Thư Hỏi Đáp

Tại sao đôi cánh của loài bướm xám trông rất giống chiếc lá khô?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: bướm xám

Màu sắc phía bụng đôi cánh của con bướm giống hoàn toàn so với lá cây khô nên mọi người đặt tên cho nó là bướm lá cây khô (Bướm xám).

Cách thức đậu đặc sắc của loài bướm xám làm cho chúng khi đậu ở trên cây sẽ rất khó cho kẻ thù phát hiện ra chúng. Trạng thái mà hình dạng bề ngoài hoặc màu sắc được hình thành giống so với các loài sinh vật khác hoặc các loài… sinh vật khác trong quá trình tiến thoái lâu dài được giới sinh vật học gọi là “trạng thái tàng hình (sinh vật có màu sắc giống với màu sắc của môi trường xung quanh)”. Sự thích ứng của sinh vật đối với môi trường là hiện tượng rất phổ biến của giới sinh vật. Trạng thái tàng hình là sự thích ứng để bảo vệ cơ thể của loài động vật.

Điều khiến mọi người cho là lạ kì của loài bướm xám ở chỗ những hoa văn trên bụng và đôi cánh của con bướm có thể mô phỏng những kết cấu gân lá và các nét hoa văn trên những chiếc lá của các loài cây. Các đường rãnh ngoài của đôi cánh bướm cũng có hình răng cưa như hình của những chiếc lá khô. Khả năng tàng hình của loài bướm khiến con người chúng ta cũng khó mà nhận ra.

Cũng giống như loài bướm còn có một loài nữa phải kể đến đó là loài bọ tre. Nó sống ở trong các rímg tre, ăn lá tre, hình dạng của loài bọ tre giống như cây tre hoặc cành tre. Hơn nữa màu sắc của chúng cũng thay đổi theo sự thay đổi của thời gian, ban ngày màu sắc cơ thể chúng là màu nhạt, ban đêm màu đậm. Đây là do các hạt sắc tố có trong tế bào biểu bì của bọ tre có sự chuyển động dưới sự khống chế của hoóc-môn, vì vậy màu sắc lớp ngoài của bọ tre theo đó mà thay đổi màu đậm hay nhạt.

Có một số loài côn trùng ngoài những đặc trưng rưới màu sắc và trạng thái cơ thể có sự thống nhất so với môi trường sống, cơ thể chúng còn vận dụng đầy đủ các nguyên lí quang học. Chúng có những nét hoa văn đậm nhạt khác nhau. Từ đó làm cho hình dáng cơ thể chúng cũng có những đoạn màu sắc khác nhau, khiến cho con người có ảo giác như là sự pha trộn đan chéo giữa ánh sáng với ban đêm để tránh sự chiếu sáng của ánh mặt trời dễ bị phát hiện.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: bướm xám

Tàng hình là một biện pháp trong các sách lược phòng ngự bảo vệ của loài côn trùng. Nó phù hợp với hoạt động ban ngày cũng như sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng cho các loài côn trùng.

Trạng thái tàng hình của loài bướm xám là kết quả của sự lựa chọn tự nhiên. Giữa các cá thể tổ tiên của loài bướm xám cũng có chút dị biệt.

Những cá thể nào không dễ dàng bị kẻ thù phát hiện thì có khả năng sinh tồn. Những cá thể không giống với cá thể của lá cây khô đều sẽ bị kẻ thù tiêu diệt hết. Những cá thể còn sống sót di truyền những biến dị đó cho đời sau, trong số những biến dị của đời sau lại có một số cơ thể có hình dạng giống như lá cây khô. Và loại cây không dễ dàng bị kẻ thù phát hiện ra nó mà được di truyền và lưu lại đến đời sau. Thế nhưng những cơ thể có mức độ khác biệt đôi chút so với lá cây khô lại bị đào thải. Trải qua một thời gian dài, các biến thể dần được tích tụ và gia tăng và đã tạo ra được loài bướm xám có hình dạng giống như lá cây khô như ngày nay.

Exit mobile version