Tại sao có thể lấy vi khuẩn để diệt côn trùng?

10 Vạn câu hỏi vì sao – Khám phá Thực Vật

Vi khuẩn, ai nghe thấy cũng phải sợ, chúng là những vi sinh vật gây bệnh cho người. Vi khuẩn có rất nhiều chủng loại, nhưng không phải tất cả các loại vi khuẩn đều gây hại cho con người, có một số vô hại với người, có một số còn có ích với người. Vi khuẩn là một loại sinh vật, chúng cũng sinh trưởng, sinh sôi, khi chúng phụ thuộc hay kí sinh vào các sinh vật thể khác, chúng vừa hút chất dinh dưỡng ở kí chủ (sinh vật mà vi khuẩn sinh sống trên đó) để nuôi sống mình.

Đồng thời lại tiết ra một ít chất độc, khi chúng sinh sôi nhiều chất độc tích tụ lại gây hại cho kí chủ, cho nên vi khuẩn không những gây bệnh cho con người, còn gây bệnh cho cả động vật, thực vật. Vi khuẩn có một tính kì lạ: chúng không phải kí sinh một cách không chọn lọc lên bất kì một sinh vật thể nào mà có chọn lọc kí sinh chủ phù hợp để kí sinh.

Có một số vi khuẩn không hề kí sinh trên cơ thể người, mà kí sinh trên sinh vật thể khác phù hợp với nó. Qua nghiên cứu khoa học phát hiện, tỉ lệ chết của mỗi đời côn trùng là 80% – 99%, với nguyên nhân lớn là do sự lây nhiễm vi khuẩn. Hiện nay đã phát hiện có hơn 100 loại vi khuẩn có thể gây bệnh giết chết côn trùng. Vì vậy các nhà khoa học lợi dụng những vi khuẩn có hại với côn trùng để tiêu diệt côn trùng.

Đọc Thêm:  Tại sao những cây hồ dương có thể sinh trưởng trong sa mạc hoang vu?

Ví dụ vi khuẩn bacillus thuringiensis có hiệu quả diệt côn trùng rất cao, loại trực khuẩn này là một gia tộc lớn của loài khuẩn nha bào, ít nhất gồm 17 loài biến chủng như vậy. Trong quá trình trao đổi chất chúng có thể sản sinh ra một loại độc chất có hại đối với côn trùng, trong đó chủ yếu là chất độc tinh thể, là một loại kết tinh protein độc tính rất mạnh.

Sau khi côn trùng ăn phải thức ăn có vi khuẩn bacillus thuringiensis, các nha bào của trực khuẩn lập tức sinh sôi trong đường tiêu hóa của côn trùng, đồng thời sản sinh ra nhiều độc tố, khiến cho đường ruột của côn trùng bị tê liệt, sau mấy giờ côn trùng sẽ ngừng ăn, cơ thể cũng cuộn tròn lại, khuẩn ống nhanh chóng xâm nhập từ đường tiêu hóa vào “khoang máu” gây bệnh nhiễm trùng máu, côn trùng cũng từ đó mà bị chết.

Từ lúc nhiễm khuẩn cho đến lúc chết mất khoảng 2 – 3 ngày. Vi khuẩn bacillus thuringiensis có thể phòng trị khoảng 400 loại côn trùng gây hại, đối với bộ côn trùng vảy có cánh gây uy hiếp chí mạng như sâu róm cây thông, sâu ngô, sâu đục thân,… hiệu quả trừ đạt 80%, nhưng nó cũng có hại như vậy với các loài tằm nhà và tằm thầu dầu, cho nên, khi sử dụng trực khuẩn này diệt côn trùng phải chú ý không để nhiễm vào cây dâu, cây thầu dầu.

Đọc Thêm:  Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?

Thuốc trừ sâu dùng trực khuẩn bacillus thuringiensis chế tạo ra là một loại thuốc phấn màu trắng hoặc màu vàng nhạt, sử dụng rất thuận tiện. Côn trrùng bị vi khuẩn giết chết, trong cơ thể côn trùng vẫn còn lưu lại lượng lớn vi khuẩn, có thể tiếp tục lây lan sang các côn trùng gây hại khỏe mạnh khác, một người nông dân gom lại những côn trùng chết, nghiền nhỏ, hòa thêm nước rồi tưới lên nơi có côn trùng gây hại, như vậy cũng có tác dụng diệt sâu bệnh một cách hữu hiệu.

Viết một bình luận