Tại sao có một số thực vật cũng cần phải ngủ trưa?

10 Vạn câu hỏi vì sao – Khám phá Thực Vật

Hàng ngày, sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi một chút dễ trút bớt sự mệt mỏi, giúp cho tinh thần làm việc hoặc học tập vào buổi chiều hăng say hơn. Đó là một hoạt động điều tiết có tính ức chế sự trao đổi chủ động của con người, có ý nghĩa tích cực đối với sức khỏe chúng ta.

Thực vật phải chăng cũng cần “ngủ trưa”? Rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu phát hiện, nếu điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, lượng nước tốt thì sự biến hóa ban ngày của tác dụng quang hợp từ sáng tới tối của đa số thực vật là một đường gấp khúc nhô lên, tức là buổi sáng từ thấp đến cao, buổi chiều do ánh sáng và nhiệt độ hạ dần nên tốc độ quang hợp cũng từ cao hạ thấp. Hay nói cách khác thực vật không có thói quen “ngủ trưa”.

Vậy mà đối với thực vật như lúa mì, đậu tương… khi không khí và đất khô hoặc nhiệt độ quá cao, lá sẽ nhanh chóng mất nước, các lỗ khí đóng lại giảm sự tiêu hao nước; đồng thời do cacbon đioxit cung ứng ít, khiến cho vận tốc quang hợp giảm, xuất hiện hiện tượng “ngủ trưa” của tác dụng quang hợp.

Lúc này khúc biến tấu của quang hợp đã chuyển sang dạng làn sóng buổi sáng, vận tốc quang hợp từ thấp đến cao, buổi trưa do ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, nước không đủ, lỗ khí đóng lại, quang hợp giảm xuống thấp nhất; buổi chiều dần dần tăng lên một chút, sau đó lại do ánh sáng không đủ và nhiệt độ hạ nên lại giảm.

Đọc Thêm:  Tại sao cây trồng trong chậu cảnh có thể cứng cáp, nhiều dáng thế?

Hiện nay, có nhiều ý kiến về nguyên nhân “ngủ trưa” của thực vật, nhưng tương đối nhất trí ở một quan điểm cơ bản là do nước không đủ gây ra. Có người vào buổi trưa đã tưới nước cho lúa mì và phát hiện có thể giảm nhẹ hoặc loại bỏ hiện tượng “ngủ trưa”, có lợi cho việc tiến hành tác dụng quang hợp, từ đó nâng cao sản lượng.

Từ đó cho thấy, “ngủ trưa” của thực vật và ngủ trưa của con người về hình thức thì tương tự, nhưng tính chất và hiệu quả lại khác nhau. Hiện tượng “ngủ trưa” của tác dụng quang hợp của thực vật là sự điều tiết thích ứng bị động dưới sự uy hiếp của nhân tố môi trường. Kết quả của nó là giảm sự tạo chất hữu cơ, như vậy sự sinh trưởng của thực vật và kì vọng của con người muốn nâng cao năng suất mâu thuẫn với nhau.

Viết một bình luận