Tại sao cây tùng ở trên núi đặc biệt nhiều?

Khám phá Thực Vật – 10 Vạn câu hỏi vì sao

Chúng ta trước tiên hãy xem môi trường sinh sống của cây cối trên núi và dưới đồng bằng có gì khác nhau. Cây cối trên núi thường là sống ở các sườn núi dốc, do thổ nhưỡng trên dốc núi khi trời mưa không ngừng bị nước mưa rửa trôi, rửa trôi mất chất vô cơ cần cho sự sinh trưởng của cây, gặp mấy hôm trời không mưa, đất rất dễ bị khô hạn, vì vậy thổ nhưỡng trên núi tương đối bạc màu và khô cằn. Vì vậy đất trên dốc núi tương đối nghèo màu và khô hạn.

Cây tùng là loài cây “tính dương”, có sức sống ngoan cường. Rễ của cây đâm rất sâu trong đất, có thể hấp thụ các chất vô cơ trong đất bạc màu, khô, như vậy chất dinh dưỡng mà cây cần có thể được bảo đảm, không đến nỗi “chết đói”. Lại do lá cây tùng hình kim, bề mặt của lá so với các loại cây khác nhỏ hơn, như vậy sẽ tránh được bốc hơi nước quá nhiều, không đến nỗi bị “chết khô”.

Trên núi, sức gió khá lớn, nhưng do lá cây tùng hình kim, gió to thổi tới, sức cản nhỏ, cây tùng không đến nỗi bị thổi ngã. Đây chính là nguyên nhân mà cây tùng có thể mọc rễ nảy mầm, ngày càng lớn cao, ngày càng nhiều trong tự nhiên.

Đọc Thêm:  Tại sao có một số cây ăn quả rụng lá một năm ra hoa hai lần?

Có phải cây tùng trên bất kì núi cao nào cũng có thể sinh trưởng được không? Không! Như trên đỉnh núi Chômôlungma không hề có cây tùng, bởi vì khí hậu quá lạnh, quanh năm tuyết bao phủ dày nên cây tùng cũng không thể sinh trưởng nổi.

“Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn. Hình dáng kì quái của cây tùng là sự thích nghi của cây tùng với môi trường xung quanh, đặc biệt là khi bị gió mưa, tuyết rơi và nhiệt độ thấp dài ngày.

Ví dụ, cây tùng ở bên đường dưới chân núi thường thường vươn cành hướng ra ngoài vừa vặn phối hợp với dốc núi bên trong tạo ra cảm giác kì lạ mà lại cân đối. Như “tùng đón khách” ở mặt đông lầu Ngọc Bính, cây không cao, nhưng nhánh cành cây vươn ra giống như những chiếc tay khổng lồ đang vẫy chào khách, mang cho ta một ấn tượng sâu sắc.

Còn cây tùng ở nơi địa thế đất bằng phẳng, bốn phương tám hướng đều được ánh sáng chiếu rọi, gió mưa, sương tương đối đồng đều, lá cây giống như những chiếc ô lớn, che phủ bốn mặt, ví dụ “tùng dị la” bên chùa Vân Cổ.

“Tùng bồ đòn” của Bắc Hải, mặc dù cây không cao, nhưng cành lá cây dày đặc tập trung ở tán cây, dày đến nỗi hầu như không lọt ánh sáng, do quan hệ chặt chẽ, bên trên có thể mấy người ngồi, thậm chí có thể mắc màn ngủ. Đây là do cây thời gian dài chịu sự tàn phá, đe doạ của những trận tuyết lớn, ép lên đỉnh mà hình thành.

Đọc Thêm:  Tại sao trên cùng một thửa ruộng, ngô lại dễ có sản lượng cao hơn tiểu mạch?

Hoàng Sơn còn có một vài cây tùng mọc trên những vách treo dựng đứng, càng thêm kì quái, như cây tùng ở Tứ Hải và Thạch Duẩn, có cành vươn xa mấy mét như những chiếc tay dài, có cành cuốn cong lại, thậm chí sau khi cuộn vào bên cạnh rồi lại mọc thẳng lên, có cành thì mọc chúc xuống tới hơn 10 m…

Nếu quan sát kĩ bạn sẽ phát hiện cây tùng trên vách núi có bộ rễ mọc ra từ trong khe đá, chỉ thô to như miệng bát, mọc hướng lên, thân cây lại lớn to thành miệng chậu, đây là một ví dụ hay nhất của thực vật khi phải đấu tranh ngoan cường với đá để sinh tồn. Nói tóm lại, kì tùng ở Hoàng Sơn nhiều, chúng đã đem lại cho chúng ta ví dụ khoa học phong phú về mối quan hệ mật thiết giữa thực vật và môi trường.

Viết một bình luận