Tại sao cần phải cứu những thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng?

10 Vạn câu hỏi vì sao – Khám phá Thực Vật

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế các nước, các hoạt động của con người trên địa cầu cũng không ngừng mở rộng phạm vi, đến nay thực vật có quan hệ mật thiết với cuộc sống con người đã chịu sự đe dọa nghiêm trọng về mặt sinh tồn. Theo thống kê, đến năm 2.000 toàn cầu có 1/3 chủng loại đang đứng trước nguy hiểm hoặc tuyệt chủng, ở một số khu công nghiệp hóa trình độ cao sự tổn thất các loài thực vật cũng khiến người ta phải kinh ngạc.

Có người thống kê, các loài thực vật có thể tìm thấy vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu thì nay có khoảng 1/10 đã không tìm thấy nữa. Ví dụ ở quần đảo Hawai, thực vật mao mạch trên quần đảo có khoảng hơn 2.700 loài, trong đó có 800 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, hơn 270 loài đã bị tuyệt chủng. Trong những thực vật đang dần mất đi không chỉ có các loài hoang dã, bán dã sinh mà ngay cả loài được con người nuôi trồng cũng đang gặp số phận tương tự.

Vậy thì sự mất mát các loại thực vật gây ra hậu quả gì? Trước tiên, có một số thực vật là nguyên liệu quí để sản xuất ra thuốc, hương liệu và trong công nghiệp, một khi bị tuyệt chủng sẽ khiến nhân loại mất đi nguồn tài sản quí báu; thứ hai: có rất nhiều thực vật hoang dã mặc dù trước đây chưa được con người khai thác sử dụng nhưng trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài, chúng đã có những bản lĩnh cao cường và những đặc tính đáng quí rất đa dạng phong phú, là nguồn tài nguyên tự nhiên đáng quí của nhân loại.

Đọc Thêm:  Tại sao nói hoa cúc là một chùm hoa chứ không phải là một đóa hoa?

Hẳn bạn đã ăn quả chuối tiêu, chuối tiêu không có hạt. Nhưng chuối tiêu hoang dã lại có hạt, hơn nữa cứng như hạt sạn, không thể ăn nổi, cho nên chuối tiêu hoang dại không được con người ưa thích. Giả sử một khi toàn bộ chuối tiêu nuôi trồng ở Châu Mỹ nhiệt đới bị sự đe doạ nghiêm trọng của căn bệnh Panma, con người đành phải hướng tới chuối tiêu hoang dã, để “chuyển” tính phòng bệnh của thực vật hoang dã sang thực vật nuôi trồng, tạo ra sản phẩm cây trồng phòng chống bệnh.

Trong thực vật hoang dã có rất nhiều loài tốt. Gần đây con người không ngừng tìm thấy một số thực vật hoang dã có ích cho việc chữa trị bệnh cao huyết áp, ung thư. Ở Hà Nam – Trung Quốc phát hiện một biến chủng cây khế gọi là cây khế lông mềm. Sau khi quả chín, bề mặt quả trơn bóng, so với loại lông cứng của New Zealand thích hợp hơn cho ăn sống và gia công.

Mọi người biết rằng cây khế là một cây quả mới được ưa chuộng trên thế giới, hàm lượng vitamin C cao nổi tiếng, mỗi 100 g quả tươi có chứa 100 – 420 mg vitamin C, gấp 3 – 10 lần quả bình thường, quả chua ngọt vừa hợp khẩu vị, mùi vị đặc trưng. Bạn biết không? Quê hương của cây khế là ở Trung Quốc, nguồn quả này ở Trung Quốc thật phong phú.

Đọc Thêm:  Tại sao loài tre lại không phát triển to bề ngang thân như các loại cây khác?

Tất nhiên, có rất nhiều thực vật có giá trị trước khi con người biết đến đã biến mất, sự mất mát này là điều không thể tránh khỏi. Nhưng một khi những mất mát và phá hoại các loài thực vật với qui mô lớn thì sẽ gây cho hệ thống sinh thái tình trạng mất cân bằng, điều này dẫn đến châu lục xanh biến thành sa mạc, hạn hán, gió mưa, lũ lụt liên tiếp xảy ra, con người cũng không thể thoát khỏi sự trừng phạt của thiên nhiên.

“Cứu lấy thực vật” là lời kêu gọi khẩn cấp của các nhà khoa học, sinh vật học trên thế giới. Cứu và bảo vệ thực vật sắp bị diệt chủng đã là mối quan tâm phổ biến mang tính quốc tế. Gần đây có một số nước đã bắt đầu xây dựng kho hạt giống hoặc kho gien có qui mô lớn, thiết bị tiên tiến, tận lực thu thập và bảo tồn các giống cây và chất lượng giống của các nơi trên thế giới, chọn lựa biện pháp bảo vệ thiết thực hữu hiệu.

Có thể tin rằng, một số thực vật sắp có nguy cơ bị tuyệt chủng sẽ được cứu lấy, thảm thực vật xanh trên hành tinh chúng ta sẽ được bảo tồn.

Viết một bình luận