Tại Sao ban đêm ta thường nghe thấy tiếng chó sói gầm ở những khu rừng sâu?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: chó sói 

Tục ngữ có câu “Người có tiếng nói của người, thú có tiếng nói của thú”. Giữa các cơ thể khác nhau trong quần thể động vật chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, luôn sẵn sàng cần phải trao đổi thông tứi cho nhau. Do đó “ngôn ngữ” của động vật cũng rất phong phú, chúng ta thường nghe thấy tiếng chim hót rất uyển chuyển vui tai. Thực ra, đây chỉ là sự chuyển phát tin tức cho nhau giữa các loài chim. Ví dụ: Chim mẹ có rất nhiều tiếng hót khác nhau, thê nhưng mổi tiếng hót lại biểu đạt một tin tức không giống nhau. Có tiếng hót là để gọi chim con, có tiếng hót để biểu thị nó đã tìm thấy nguồn thức ăn, cũng có tiếng hót là để biểu thị kẻ thù sắp tiến gần.

Sói và các loài động vật khác cũng vậy, cũng thông qua tiếng kêu của mình để chuyển tải tin tức tới cho đồng loại. Ví dụ: Sói đực gầm lên là để gọi sói cái (sói mẹ), sói mẹ phát ra tiếng kêu cũng là để chuyển tải tin tức kêu gọi đàn con của chúng thông qua những tiếng gầm gọi nhau để chúng tập họp nhau lại. Trong thòi kì sinh sản, sói cũng thường phát ra tiếng gầm để tìm kiếm bạn tình. Trong khi nuôi con, ngoài sói mẹ phát ra tiếng gầm, khi đói, sói con cũng phát ra tiếng kêu nhỏ đanh.

Đọc Thêm:  Tại sao cá heo biết cứu người?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Chó Sói

 

Sói là một loài mãnh thú ban ngày ẩn mình để nghỉ ngơi ban đêm mới xuất hiện hoạt động, thức ăn của chúng là thịt, chúng rất thích ăn thịt thỏ, gà đồng, chuột… Sau khi màn đêm buông xuống, những con sói đói lại gầm lên gọi nhau tập họp lại ra ngOcài tìm kiếm thức ăn, hơn nữa khi truyền tải thông tin giữa các cá thể trong bầy sói, những tiếng gầm phát ra đều được thực hiện vào ban đêm. Do đó, mọi người thường nghe thấy tiếng chó sói gầm ở khu vực miền núi vào đêm khuya.

Viết một bình luận