Tác dụng của loài kiến đỏ trong các vườn mía?

Bí mật về thế giới động vật: kiến

Mía là loài cây trồng mà chúng ta thường thấy. Chúng có hình trụ, phân thành nhiều đốt, chúng rất có giá trị về mặt kinh tế như: có thể ăn sống, ép lấy nước uống, chế biến thành đường… Mía được trồng hầu hết các vùng trên cả nước, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Trung. Cũng giống như các cây trồng khác, sự sinh trưởng của cây mía cũng có những kẻ thù tự nhiên, đó là loài sâu mía.

Hàng năm, khai những mầm mía được trồng xuống, những con sâu mía bắt đầu quanh qucẩn trong các khu ruộng trồng mía, dần dần đẻ trứng trên các cuống lá ngọn của cây mía. Khi mầm mía xanh tươi trưởng thành, trong của sâu mía cũng nở thành các ấu trùng. Những ấu trùng mày có bộ răng rất sắc nhọn, lọc hại, chúng có thể cắn đứt các đốt mía. Từ những chỗ bị cắn đó chúng bắt đầu chui vào trong thân cây mía. Sự tồn tại của loài sâu mía này gây nguy hại rất lớn đối với sự trưởng thành của cây mía, làm giảm hàm lượng đường của mía, ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị kinh tế của cây mía.

Những người nông dân trồng mía thường dùng các biện pháp như phun thuốc trừ sâu có pha rượu, nhổ bỏ những mầm mía khô héo để đối phó với những loài côn trùng gây hại tuy nhiên hiệu quả không cao. Bởi vì sâu mía đã chui vào bên trong thân cây, phun thuốc cũng không diệt được chúng.

Đọc Thêm:  Côn trùng có những điểm đặc biệt nào?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: kiến

Tuy nhiên những người nông dân đã vô tình phát hiện ra có một loài kiến đỏ có thể ăn sâu mía, điều này đã giúp người nông dân không còn phải bận tâm về chúng. I Khi kiến đỏ vào trong các ruộng mía, nếu chúng phát hiện ra sâu mía chúng lập tức tấn công. Khi gặp phải những con sâu mía tương đối lớn, kiến đỏ sẽ lập tức thông báo cho những con kiến khác, cùng nhau bao vây sâu mía cho đến khi bắt được con mồi. Điều đặc biệt là kiến đỏ có thể lần theo vết tích của những con sâu mía chui vào trong thân cây và tiêu diệt chúng. Cùng với sự sinh trưởng của cây mía, sâu mía cũng bắt đầu ăn từ rễ cây cho đến ngọn cây. Sau khi kiến đỏ đuổi theo, nó sẽ bò từ mặt đất lên đến ngọn cây và xây tổ ở trên đó, tiếp tục truy đuổi tiêu diệt sâu mía. Khi mùa đông đến, sâu mía bò ra khỏi thân cây, xuống dưới đất để sống qua mùa đông, lúc này kiến đỏ vẫn bám theo chúng cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn chúng mới thôi.

Kiến đỏ là loài côn trùng sống theo kiểu quần cư. Thức ăn đặc biệt của chúng khiến cho chúng trở thành trợ thủ đắc lực cho những người nông dân trồng mía và chúng cũng trở thành đội quân bảo vệ, canh giữ ruộng mía trước những nguy cơ đe dọa từ loài sâu mía. Theo điều tra, những khu ruộng mía có kiến đỏ thì tỷ lệ sâu mía phá hoại trước kia là 10% nay giảm xuống chỉ còn ì%. Những ruộng mía có kiến đỏ thì sẽ không bị sâu mía phá hoại trong vòng ba năm.

Đọc Thêm:  Tại sao lợn thích dũi đất và tường vách?

Viết một bình luận