Sao mới là gì?

Khoa học vũ trụ – 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao

Người xưa phát hiện trên trời có lúc xuất hiện những ngôi sao mới rất sáng, cho rằng đó là ngôi sao mới ra đời, gọi chung là sao mới. Các nhà thiên văn đã ghi lại trong giáp cốt văn ở đời nhà Ân những phát hiện sớm nhất về sao mới trên thế giới.

Thực ra sao mới không phải là ngôi sao mới sinh ra, mà nó vẫn đã là một hằng tinh, chẳng qua nó tối quá không nhìn thấy được. Gọi là sao mới tức là hằng tinh đó đột nhiên bùng nổ, kết cấu bên ngoài của hằng tinh bùng nổ mà bắn ra các vật chất, khiến cho hằng tinh sáng lên rất nhanh giống như trong bầu trời có một ngôi sao mới xuất hiện.

Khi ngôi sao mới bùng nổ, hằng tinh bỗng giãn nở ra mấy nghìn lần, độ sáng bỗng nhiên tăng lên trên sao cấp 9. Khi độ sáng đạt đến mức cực lớn thì lớp võ khí giãn nở với tốc độ 500 – 2000 km/s tách khỏi hằng tinh.

Khi lớp khí bên ngoài phân tán vào trong vũ trụ và mất đi thì độ sáng của ngôi sao mới sẽ dần dần giảm xuống. Qua mấy tháng, thậm chí mấy năm sau độ sáng mới phục hồi trở về ban đầu. Các nhà thiên văn qua so sánh phát hiện độ sáng của sao mới trước và sau khi bùng nổ căn bản là như nhau.

Đọc Thêm:  Trái đất sẽ có thể ở được trong bao lâu?

Sau khi sao mới bùng nổ nói chung chỉ tổn thất 0,1% – 0,01% khối lượng của toàn bộ hằng tinh. Do đó có thể thấy sao mới vừa không phải là một hằng tinh mới ra đời, cũng không phải là một hằng tinh ở giai đoạn cuối.

Sao mới bùng nổ không chỉ một lần gọi là sao mới tái phát. Loại sao mới này người ta phát hiện thấy số lượng rất nhiều, sao mới tái phát hiện nay đã biết được khoảng 10 ngôi. Gần đây có lý luận cho rằng sao mới gần với song tinh, tức là một cặp sao rất gần nhau và quay quanh nhau.

Trong quá trình diễn biến của chúng, một ngôi sao trong đó biến thành thể tích rất lớn, một độ rất nhỏ, về màu sắc biến thành một ngôi sao màu đỏ khổng lồ, còn ngôi sao khác thì biến thành sao sao lùn đỏ thể tích nhỏ, mật độ lớn, nhiệt độ thấp, dưới tác dụng của lực hấp dẫn các luồng khí của ngôi sao đỏ khổng lồ có nhiệt độ tương đối cao sẽ hướng về sao sao lùn đỏ, được sao này hấp thụ và trở nên không ổn định.

Một khi nhiệt lượng tích tụ đến nhiệt độ gây ra phản ứng nhiệt hạch nó sẽ phát sinh bùng nổ nhiệt hạch, sao sao lùn đỏ biến thành ngôi sao mới. Từ góc độ thiên văn học hiện đại mà xét, việc phát hiện sao mới đã không còn là một vấn đề mới lạ, bởi vì chỉ riêng trong hệ Ngân hà chúng ta trong một năm cũng có thể phát hiện thấy mấy chục sao mới.

Đọc Thêm:  Các nhà thiên văn học làm sáng tỏ bí ẩn về tia lỗ đen

Viết một bình luận