Lí do ỐC sên lại “mọc sừng trước rồi mới mọc đầu”?

Bí mật về thế giới động vật: ỐC sên 

Ốc sên có lớp vỏ nhuyễn thể hình xoắn ốc, lúc bình thường cơ thể của nó thu lại trong chiếc vỏ, khi nó bò đi phần đầu, chân liền mọc ra phía ngoài. Phần đầu của nó có hai cái sừng mềm, hình thù giống rưới sừng trâu vì thế người ta mới gọi nó là “Ốc sên”.

Ốc sên bò đi rất chậm chạp. Chân của nó được gọi là phúc túc, là cơ quan phục vụ cho việc di chuyển của chúng. Khi bò đi, chân của nó có thể tiết ra dịch thể dính. Điều này là để chúng duy trì độ trơn, tránh cho bàn chân của chúng bị tổn thương khi cọ xát. Vì thế, những chỗ mà ốc sên bò qua luôn để lại nước rất rõ ràng. Đây là do niêm dịch của màng chân tạo thành. Chúng ta cứ lần theo dấu vết này của ốc sên là có thể tìm thấy chúng.

Phần đầu của ốc sên có 2 xúc tu, xúc tu lớn ở phía trước, xúc tu nhỏ ở phía sau. Đỉnh trên của xúc tu lớn là mắt của ốc sên.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: ốc sên

Xúc tu của bộ phận đầu là cơ quan cảm giác của ốc sên. Khi ốc sên bò, hai xúc tu đó sẽ dãn ra hết cơ và rồi di chuyển chậm chạp. Nếu như xúc tu gặp phải chướng ngại vật, ốc sên lập tức sẽ thay đổi phương hướng đi của chúng. Xúc tu giống như chiếc gậy của người mù giúp đỡ ốc sên dò tìm phương hướng. Ngoài ra, xúc tu còn có thể ngửi mùi giống như chức năng của mũi. Thông qua đó, ốc sên có thể đi tìm thức ăn.

Đọc Thêm:  Tại sao cá voi biết "tự sát tập thể"?

Thị giác của ốc sên rất kém. Dưới ánh sáng yếu ớt, nó chỉ nhìn thấy vật thể ở khoảng cách 6cm, dưới ánh sáng mạnh, nó chỉ nhìn thấy vật thể ở khocảng cách từ 4-5mm. Chính vì vậy, ốc sên càng phải dựa vào khả năng cảm giác của xúc tu để hoạt động sinh sống. Nếu chặt đứt xúc tu của chúng, thì các cơ quan xúc giác, khứu giác, thị giác sẽ mất hết vai trò tác dụng, cuộc sống của ốc sên cũng vì thế mà không còn tồn tại.

Viết một bình luận