Làm thế nào để biết được loài côn trùng nào giả chết và chết thật?

Bí mật về thế giới động vật: côn trùng giả chết và chết thật?

Có một loài côn trùng cánh cứng chuyên ăn lá được gọi là “gián điệp”. Bởi vì loài côn trùng trưởng thành phát ra ánh sáng như kim loại vì thế mà ngược ta còn gọi chúng bằng cái tên khác đó là “trùng kim hoa”.

Loài côn trùng này biết cách giả chết, khi gặp phải những kích thích của môi trường bên ngoài chúng sẽ thu lại, co lại toàn bộ bộ phận chân và bó chặt vào cơ thể của chúng và ngã xuống đất một cách lặng im bất động.

Chúng rơi xuống mặt đất từ trên thân cây hoặc lá cây cứ như là chết. Đợi sau khi nguy hiểm trôi qua chúng lại tỉnh lại và bay đi. Trong các ruộng lúa mạch chỉ cần một tiếng động nhỏ của cành lá là những con côn trùng đậu trên cành lá là hầu như tất cả côn trùng sẽ thu người lại và rơi xuống mặt đất giả vò chết không động đậy nhúc nhích.

Loài côn trùng không cố ý giá chết mà là dưới sự kích thích đột nhiên của môi trường bên ngoài nên bên trong cơ thể của chúng sẽ tiết ra một số chất để kích thích chúng đưa ra những phản ứng như vậy. Trong những trường hợp thông thường khi loài côn trùng cảm giác được những thay đổi phát sinh do cánh sáng, luồng không khí xung quanh thì chúng cũng sẽ có những phản ứng râ’t đơn giản như vậy. Khi có tiếng động những chiếc chân đang đậu bám trên thân cây sẽ thu lại bó sát vào cơ thể Và sau đó sẽ tự rơi xuống đất. Nếu như chú ý quan sát bcỊn sẽ phát hiện được côn trùng chết thực sự thì hầu hết chân của chúng sẽ duỗi ra, ngược lại côn trùng giả chết thì hầu hết chân của chúng sẽ thu co lại. Như vậy, chúng ta có thể phán đoán được côn trùng nào là giả chết và chết thực sự.

Đọc Thêm:  Mãnh thú khi nhìn thấy con mồi trên màn ảnh có thể phân biệt được thật, giả không?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: côn trùng giả chết và chết thật?

Côn trùng giả chết là một biện pháp tự bảo vệ để thích ứng với môi trường. Có một số loài chim thường bắt côn trùng làm thức ăn. Khi chim đậu trên cây sê tạo ra luồng không khí kích thích loài côn trùng này làm cho chúng đột nhiên thu chân lại roi xuống đất, thể hiện phản ứng ứng phó với tình huống bằng trạng thái giả chết. Nhưng con chim thường thì sẽ không biết đậu xuống mặt đất để tìm chúng, mặt khác mặt cỏ dưới đất cũng như những cành lá cây rơi rụng là tấm lá chắn cho chúng ẩn mình dưới đó. Điều này cho thấy, côn trùng giả chết là để đánh lừa kẻ địch né tránh nguy hiểm.

Những loài côn trùng biết giả chết đa số là những loài có hại cho ngành nông nghiệp trồng trọt, chúng phá hoại hoa quả, lá cành của cây trồng. Khi có loài chim nào đó tới bắt chúng, chúng sẽ rơi xuống đất giả vờ chết, vì vậy, người ta đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp để đối phó với chúng. Ví như: loại bọ rùa vàng là côn trùng gây hại cho cây trồng như lúa mạch, lạc, ngô, cao lương thường có đặc trưng là giả chết. Một khi chúng gặp phải tác động từ bên ngoài thì toàn thân của chúng bất động.

Đọc Thêm:  "Bốn không giống" (nai gạc) hiện nay sinh sống ở đâu?

Mọi người thường tận dụng đặc trưng này của chúng khi hoàng hôn mùa hè, tiến hành làm rung động thân cây, những con bọ rùa vàng đậu trên cây liền giả chết rơi xuống đất, mọi người liền thu gom chúng lại rồi đốt chúng. Biện pháp này cũng có thể áp dụng những loại côn trùng cánh cứng có hại cho nông lâm nghiệp.

Viết một bình luận