Hải ly bảo vệ nhà của mình như thế nào?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: Hải ly

Nếu bạn tìm đến Bắc Âu, Bắc Mỹ thì nhất định bạn sẽ thấy ở những dòng sông nhỏ trong rừng có những đoạn đê cao vài chục mét thậm chí đến cả trăm mét chia dòng sông ra thành những hồ nước nhỏ.

Mặt hồ trong như gương, môi trường xung quanh thơ mộng với cây xanh cánh đẹp mê hồn, trong hồ lại có một vài hòn đáo nhỏ điểm xuyết hoa lá nên thơ. Phong cảnh vô cùng lãng mạn hữu tình. Nhưng bạn có biết phong cảnh đẹp như họa đó không được tạo ra cho bạn cũng không phải do con người thiết kế hay “thượng đế ban tặng cho nhân gian” mà đó chính là kiệt tác của loài hải ly – một kĩ sư thủy lợi trong thế giới động vật.

Hải ly thuộc nhóm động Vật gặm nhấm, chúng có thân hình khá lớn so với bạn đồng nhóm, hải ly sống ở khu vực hàn đới thuộc Bắc bán cầu, chúng còn có thể sống cả dưói băng đá. Một chú hải ly trưởng thành dài khoáng Im. Chúng tuy to lơn nhưng lại rất nhút nhát.

Hải ly thường đào hang ở những bờ nước sâu, gần những noi tiện kiếm Icá rừng để ăn, đáy hang phình rộng và được lót bằng lá cây, cỏ dại để ở.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Hải ly

Vào ban đêm, hải ly nhẹ nhàng dạt vào bờ, lẹ làng bí mật đi vào rừng, chỉ một lúc sau trong rừngvọng ra tiếng “sồn sột”, đó là hải ly đang chặt cây bằng những chiếc răng sắc nhọn. Khoảng một lúc sau lại có một tiếng ầm vọng ra, thế là cây đã bị gặm đổ. Sau đó các chú hải ly lần lượt kéo cành cây, chạc ba, thậm chí cả cái thân cây to xù thô ráp về hồ nước, có con thì ăn những cành lá tươi non và vỏ cây tại chỗ, có con thì mang những cành khô về tổ cho con cái. Những chú hải ly cứ như thế bận rộn cho đến sáng, khi ánh bình minh vừa le lói ở phía đông, cũng là lúc hải ly về tổ ngủ.

Đọc Thêm:  Bạn biết gì về sứa biển?

Chỉ vài ngày sau đó, trên mặt hồ xuất hiện thêm một đống cành cây có đường kính khoảng 2m và nhô lên mặt nước khoảng 2m. Đây cũng là kết quả “làm việc” cần mẫn chăm chỉ của đàn hải ly, chúng cắn đứt cây, vận chuyển và chồng lên thành đống, sau đó lấy bùn trộn vói cỏ lấp các khe, cuối cùng chúng mở một con đường từ bên trong đống càrừi cây và bùn cỏ để đi lên mặt nước. Từ trong đống cành cây trên mặt nước, chúng lại mở ra vài cái hang to nhỏ khác nhau.

Để phòng ngừa nước lớn, hải ly xây bờ xung quanh nhà ở để khống chế mực nước. Khi làm đê, hải ly dùng vài cành cây khô đâm xuống nước rồi lấy những cành nhỏ mềm đan dệt vào, sau đó lấy lá cây cỏ dại kết hợp lại thcành một bức tường vây chắn kiên cố. Cuối cùng chúng lấy bùn đất lấp vào những khe hở, mỗi công trình như vậy phải mất từ 3-5 năm mới hoàn thành. Những chú hải ly nhỏ khi trưởng thành phải tự giác gia nhập vào đội ngũ xây dựng, từ trình độ thiết kế, cho đến độ bền vững đều khiến cho những kĩ sư lành nghề cũng phải ngạc nhiên.

Viết một bình luận