Có phải tất cả ô nhiễm môi trường đều do con người gây ra không?

Khoa Học môi trường – 10 vạn câu hỏi vì sao

“Tôi khó thở ! Thân nhiệt tôi tăng cao ! Da tôi đầy thương tích ! Hãy cứu tôi với !”. Trái Đất đang rên rỉ, Trái Đất đang kêu gào, tất cả đều là do ô nhiễm môi trường gây nên.

Khi những chất hoặc những mầm độc hại thâm nhập vào môi trường, chúng khuếch tán, di dời, chuyển hóa khiến cho cấu trúc và chức năng của hệ thống môi trường phát sinh biến đổi, gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sống và phát triển bình thường của con người và các loài sinh vật khác, chúng ta gọi hiện tượng này là “ô nhiễm môi trường”.

Ô nhiễm môi trường luôn do hoạt động của con người gây nên, nhưng cũng có lúc là do hoạt động của thiên nhiên tạo ra. Hậu quả của nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn, phạm vi ảnh hưởng to lớn hơn so với hoạt động của con người và không thể nào tránh khỏi.

Ví dụ điển hình nhất là núi lửa. Hoạt động của núi lửa là một hiện tượng địa chất đặc biệt. Hiện nay trên thế giới tồn tại khoảng mấy trăm ngọn núi lửa.

Chúng có thể hoạt động bất cứ lúc nào. Một khi núi lửa hoạt động thì sức phá hoại của nó thật đáng sợ. Ví
dụ núi lửa Pinatupot ở Philippin lần bùng nổ gần đây nhất đã phun ra dòng phún thạch nóng chảy cao mấy trăm mét, trong đó chứa khí sunfurơ rất nhiều.

Đọc Thêm:  Vì sao nói tài nguyên thiên nhiên là có hạn?

Khi nó đông đặc thì gây thành bụi, trong bụi luôn chứa những chất có tính phóng xạ. Dòng phún thạch của núi lửa đã phủ lấp núi rừng, ruộng đồng, thôn ấp xung quanh và gây ra sự ô nhiễm trên một vành đai lớn, thậm chí là gây biến đổi khí hậu cục bộ, tạo nên khí hậu khác thường.

Có thể khẳng định rằng sự uy hiếp của núi lửa hơn cả một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ.Ngoài núi lửa ra thì động đất, sóng ngầm, lốc bão, khí hậu khác thường, mặt đất sạt lở, nạn cháy rừng cũng là những tai họa thiên nhiên tạo ra sự phá hoại khôn lường đối với môi trường.

Cho nên ô nhiễm môi trường không nhất định do hành vi của con người gây nên.Đương nhiên, nói chung ô nhiễm môi trường phần lớn là do những hoạt động kinh tế không hợp lí của con người gây ra.

Do đó trong quá trình sinh sống và phát triển sản xuất, chúng ta không nên gây ra ô nhiễm, phá hoại môi trường thiên nhiên, dẫn đến những tổn hại chung mang tính toàn cầu và làm hại đến sức khỏe, hạn chế sự phát triển của chúng ta.

Đối với mỗi người, nhân tố thiên nhiên gây ra ô nhiễm là hoàn toàn bất lực, nhưng giảm thiểu tối đa và đề phòng sự ô nhiễm do con người gây ra là hoàn toàn có thể làm được. Hãy nỗ lực chung để cùng góp phần bảo vệ mái nhà Trái Đất của chúng ta.

Đọc Thêm:  Khoa học môi trường là gì?

Viết một bình luận