Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Bạn có biết: Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi…, buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi. Chồn sóc nhanh nhẹn, xảo quyệt, nhưng lại rất nhát gan, hành động luôn luôn lén lút, đôi khi còn chui vào sân nhà để cắn trộm gà con. Vì vậy, mọi người thường gọi chồn sóc là kẻ trộm gà. Ngoài ra, chồn sóc đôi khi còn có thể phóng ra một luồng thể khí có mùi thối rất khó ngửi, đó cũng chính là chồn sóc đánh rắm thối như người ta thường gọi. Điều này càng gây thêm ác cảm của con người đối với chồn sóc.

Thực ra đánh giá chồn sóc một cách công bằng thì chồn sóc là loài thú có ích đối với loài người. Bởi vì da lông của chồn sóc có màu sắc rất sặc sỡ sáng sủa, là nguyên liệu chế tạo da cao cấp, có giá trị kinh tế tối cao.

Quan trọng hơn là, các nhà động vật học khi phân tích thói quen ăn uống của chồn sóc, phát hiện thấy trong số con mồi mà chúng bắt có rết, châu chấu, ếch, cá, chim…, và đặc biệt, loài chuột chiếm hơn một nửa. Điều này cho thấy, thức ăn chủ yếu của chồn sóc là những con chuột hoang chuyên ăn vụng lương thực, phá hoại mùa màng ngoài đồng ruộng. Đôi khi chuột hoang ngoài đồng ít, chúng cũng lẻn vào trong nhà dân để bắt chuột nhà, đương nhiên, ngẫu nhiên gặp phải gia cầm, cũng có thể giết vịt, bắt gà con, đó cũng là sự thực. Nhưng nói tóm lại thì chồn sóc có lợi vẫn nhiều hơn có hại. Vì vậy, con người cần phải bảo vệ thích hợp, săn bắn hợp lí đối với loài động vật này. Nói chung, sau khi lập xuân thì chất lượng da lông của chồn sóc kém, da lột ra cũng không có tác dụng gì, lúc này, chồn sóc vừa vặn bắt đầu mùa sinh đẻ. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ không được bắt giết tuỳ tiện, nên để cho chúng sinh con đẻ cái đồng thời có thể lợi dụng để bắt một số lượng lớn chuột hoang.

Đọc Thêm:  Cá mập hổ có nguy hiểm không?

Viết một bình luận