Cây hoa đã được trồng vào chậu rồi tại sao phải đổi chậu khác?

Khám phá Thực Vật – 10 Vạn câu hỏi vì sao

Chúng ta biết rằng, sau khi hoa được trồng vào chậu sẽ không ngừng sinh trưởng, hình dáng không ngừng lớn, rễ chống đỡ cho thực vật cũng không ngừng lớn, nhưng chậu trồng cây thì vẫn cố định không thay đổi. Như vậy sau khi cây lớn, chậu hoa cũ bây giờ không còn phù hợp với sức tăng trưởng của rễ nữa, chậu hoa và thân cây không còn cân xứng, lúc này cần đổi sang chiếc chậu cây khác lớn hơn, có lợi cho cây sinh trưởng, lại tạo sự đồng đều trên dưới của cây, gọi là mĩ quan.

Cây sinh trưởng trong chậu, phân bón, nước cần thiết đều nhờ đất trong chậu hoa cung cấp.
Lâu dần, đất trong chậu dần dần kết rắn lại, độ kiềm chua cũng không phù hợp tương xứng, hàm lượng chất hữu cơ quá thấp, tính giữ nước, thoát nước có thể yếu đi. Những hiện tượng này khiến cho đất trong chậu đã không còn thích hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây nữa; lúc này, càng phải thay đổi đất trồng cho cây, tăng phân bón hữu cơ cần thiết.

Cho nên, mặc dù về hình dáng thực vật chưa cần phải đổi sang chậu cây lớn, nhưng để có đất nuôi trồng tốt thì cũng nên đổi chậu cây. Có một số thực vật sống nhiều năm, thông thường tách gốc là phương pháp sinh sôi chủ yếu.

Đọc Thêm:  Tại sao cây đay lại có sản lượng cao khi trồng ở phía Bắc?

Để tăng số lượng chậu trồng cây, cần đổ cây từ chậu cũ ra, từ một gốc cây tách thành hai gốc, ba gốc hoặc nhiều hơn nữa. Như vậy mỗi một gốc nhỏ mới tách lại cần một chậu cây mới, thế là một chậu cây cũ được tách thành hai chậu cây, ba chậu cây hoặc nhiều hơn. Việc đổi chậu cây kết hợp với việc tách gốc này không nhất định phải cần chậu to, thường xấp xỉ bằng chậu cũ là được. Nếu tách gốc thành tương đối nhỏ, còn có thể dùng chậu cây nhỏ hơn chậu cây cũ.

Có một số thực vật tập tính sinh trưởng của rễ đặc biệt khỏe, chậu hoa không thể hạn chế nổi sức sinh trưởng của rễ, có khi ngược lại bị rễ khỏe nở mạnh làm vỡ chậu. Lúc này cho dù không tách rễ thì cũng cần lập tức thay chậu cây, hơn nữa khi đổi chậu cây sau khi lấy cây ở chậu cũ ra còn phải cắt tỉa lại chúng.

Phần dưới cắt tỉa đi phần rễ khỏe quá, phần trên cắt bớt những cành già, sau đó mới trồng vào chậu cây mới. Chậu cây mới nói chung nên lớn hơn chiếc chậu cây cũ, nếu vẫn dùng chiếc chậu cây cũ thì cần cắt tỉa nhiều hơn một chút. Ngoài ra, mỗi một loại cây thường có thời gian ngủ trong chậu, sau thời kì ngủ, để giúp chúng sinh trưởng khỏe hơn, lại ra hoa, thì cũng phải đổi chậu cây.

Đọc Thêm:  Tại sao vỏ cây bạch dương màu trắng?

Cây cảnh trải qua thời kì ngủ, bộ phận dưới đất thường có rễ chùm khô, bộ phận trên mặt đất thường có cành cây khô, khi thay đổi chậu cây cũng cần cắt tỉa bớt. Chậu cây dùng để thay nên to hơn chậu cây cũ, có khi dùng chậu cây cũ cũng được.

Khi cây sinh trưởng không tốt, phải kiểm tra xem có phải rễ thối không, có phải có sự hoạt động của giun đất hoặc chậu có côn trùng gây hại không. Nếu phát hiện trong chậu có giun đất, rễ thối hoặc côn trùng gây hại thì phải thay chậu cây ngay.

Viết một bình luận