Cá có thể “nói” được không?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: Cá

Chúng ta đều rất quen thuộc với tiếng kêu của các loài động vật như tiếng kêu “quạc quạc” của vịt, tiếng kêu “be be” của bê, tiếng “meo meo” của mèo con, tiếng kêu “gâu gâu” của cún con. Nhưng bạn có biết rằng cá cũng “biết nói” không? Thậm chí còn biết “hát” nữa?

Âm thanh mà loài cá phát ra vô cùng phong phú: cá ông cụ có thể phát ra âm thanh như tiếng ho của ông già, vì thế mọi người thường gọi chúng là “cá ông cụ”. Âm thanh mà loài hải mã phát ra lại giống như tiếng trống đánh; còn âm thanh phát ra của cá nóc hộp giống như tiếng chó sủa.

Âm thanh của cá trúc mạch thì lại thường xuyên thay đổi: lúc thì giống như tiếng rên, lúc lại như tiếng lợn nái kêu. Âm thanh tiếng kêu to nhất phái kê đến loài cá hoa vàng, tiếng kêu của chúng có lúc giống như tiếng huýt sáo, cũng có lúc giống như tiếng mèo kêu. Những ngư dân đi thuyền đều có thể nghe thấy câm thanh của chúng. Hơn nữa, âm thanh tiếng kêu của chúng có thể truyền xa tới 18m, lúc nhanh lúc yếu, âm thanh vang lên rất rung cảm khiến những ngư dân nghe cảm thấy rất vui vẻ, sảng khoái.
Một số loài cá có “giọng hát” rất êm đềm được ngư dân phong Iàm “ca sĩ” như loài cá miểng sànlì, cá lức, cá hồng nương, cá hoàng cô…

Đọc Thêm:  Chim trả kiểm ăn như thế nào?

Vậy âm thanh của loài cá phát ra từ đâu? Chúng ta đều biết cơ quan phát âm của con người Ià do 2 dây thanh của khoang họng. Thế nhưng, các locài cá đều không có phổi, khí quản, họng cũng không có dây thanh. Vậy chúng làm thế nào để có thể ca hát được? Thực ra các loài cá đều không có cơ quan phát âm, những âm thanh mà chúng phát ra là do sự cọ xát lẫn nhau của khí quản cứng chắc hoặc do khí quản cứng chắc đó phát ra không khí. Ví dụ: cá đuối châm và một số loài cá nheo, âm thanh của chúng phát ra cũng Icà do sự cọ xát lẫn nhau giữa các vây, như vây lưng, vây mông, vây ngực và vây bụng. Âm thanh của cá chịch phát ra là do không khí trong khoang ruột đột nhiên phát ra từ hậu môn của chúng. Cá hoa vàng thì lại phát ra âm thanh từ bong bóng của nó. Tại sao cá lại phát ra âm thanh đa dạng như vậy? Nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện ra âm thanh của các loài cá có ý nghĩa rất khác nhau. Có âm thanh Ià để dụ dỗ và rời xa đồng loại, có âm thanh là để đưa ra lời cánh báo, còn có âm thanh như ai oán, khi sợ hãi, hoặc bị đe dọa nhằm cầu cứu hoặc âm thanh vui vẻ tìm bạn tình trong thời gian phát dục. Ví dụ, cá Vàng trong thòi kì đẻ trứng chúng thương phát ra âm thanh “tiếng chim hít”, “tiếng rên”, “tiếng tạch tạch”.

Đọc Thêm:  Tại sao vi sinh vật trong đất lại rất nhiều?

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: Cá

Các ngư dân thường phát hiện ra âm thanh của chúng bằng cách áp sát tại Vào mui thuyền, từ đó thả lưới để bắt chúng. Cá lò nước ngọt sau khi bị thương sẽ phát ra âm thanh rất đặc biệt để cầu cứu đồng loại.

Nếu như cá san hô xâm nhập vào khu vực đã có sự xuất’t hiện của loài hải quỳ, thì những con cá san hô đến trước sẽ phát ra âm thanh “thình thình” để cảnh báo cho những loài đến sau.

Âm thanh phát ra của cá là một trong những phương thức giao lục tin tức giữa các loài voi nhau. Đó là thông tin bằng “ngôn ngữ” riêng của chúng. Vì thế, khi màn đêm buông xuống, bạn lái thuyền ra khơi, nhất định sẽ nghe thấy những âm thanh rất lay động lòng người được truyền từ dưới nước lên. Đó chửi là do những con cá đang “nói” với nhau đấy!

Viết một bình luận