Bạn có biết côn trùng ăn như thế nào không?

Giải đáp những câu hỏi về bí mật của thế giới động vật: côn trùng 

Côn trùng có rất nhiều chủng loại đa dạng. Cơ quan miệng của côn trùng cũng có một số biểu dạng khác nhau.

Cơ quan miệng của châu chấu có răng trên và răng dưới, hàm trên, hàm dưới và đầu lưỡi. Hàm trên dùng để nhai thức ăn, hàm dưới và răng dưới có xúc tu, có chức năng nhận biết vị giác và xúc giác. Cơ quan miệng này được gọi là cơ quan miệng dùng để nhai.

Cơ quan miệng của loài muỗi giống như một chiếc kim ruột rỗng, dùng để chích vào người, hút các chất dịch của thực vật hoặc máu của con ngưòi và súc vật. Cơ quan miệng này được gọi là cơ quan miệng chích hút.

Cơ quan miệng của loài ong, hàm trên có chức năng nhai phấn hoa, phần dưới có hình dạng như chiếc ống dùng để hút mật hoa của các loại dịch thể. Cơ quan miệng này được gọi là cơ quan miệng dùng để hút.

Những loài côn trùng có những cơ quan miệng khác nhau thì cách thức ăn của chúng cũng không giống nhau. Hoặc là nhai, hút hoặc là châm, chích.
Đối với những loài côn trùng có hại cho ngành nông nghiệp trồng trọt như loài châu chấu, bướm, sâu keo, rầy bông, chúng ta có thể căn cứ vào cơ quan miệng khác nhau của chúng để tiến hành phòng chống chúng cho có hiệu quả.

Đọc Thêm:  Vì Sao cá heo được công nhận là động vật thông minh?

Châu chấu là loài rất thích ăn hoa màu, vì vậy chúng ta có thể phun lên hoa màu nông nghiệp một loại thuốc làm cho chúng khi ăn phải sẽ trúng độc và chết.

Cơ quan miệng của rầy bông có hình thức như kiểu chích hút, chúng thường châm chích vào những chiếc lá non của hoa bông để hút các dịch chất của cây bông. Nếu như tiêm vào hoa bông thuốc thực vật, cây sẽ hấp thụ thuốc thực vật và lan truyền tới các bộ phận khác của cây. Rầy bông khi hút dịch chất của quả, trái cây, dịch chất cây bông thì chất dịch độc sẽ vào trong cơ thể của chúng từ đó chúng bị trúng độc mà chết.

Những câu hỏi kỳ thú về thế giới quanh ta: côn trùng

Ngoài cách ăn thức ăn của các loài côn trùng đa dạng phong phú, thì những loài thực vật mà chúng ăn cũng rất muôn màu muôn vẻ. Bao gồm: các loài côn trùng lấy thực vật làm thức ăn (côn trùng ăn thực vật); côn trùng ăn thịt động vật. Côn trùng ăn xác thối của các loài động thực vật và côn trùng ăn phân và nước tiểu.

Loài côn trùng ăn thực vật đa phần là loài có hại cho ngành trồng trọt. Trong đó bao gồm có côn trùng chỉ ăn đơn thuần một loài thực vật và côn trùng ăn nhiều loại thực vật. Đối với loài côn trùng chỉ ăn một loại thực vật có thể áp dụng biện pháp cắt đứt nguồn thức ăn của chúng để tiêu diệt chúng. Ví như loài sâu đục thân chỉ ăn lúa. Nếu nông dân chuyển trồng các cây khác Và từng cây trồng ruộng cạn thì Sâu đục thân không kiếm được lúa nước từ đó đi mà chết. Đối với các loài côn trùng như sâu ngô ăn nhiều loại thực vật khác nhau như ngô, cao lương, hoa bông thì phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để phòng chống chúng.

Đọc Thêm:  Có phải rắn thè lưỡi ra để doạ người không?

Các loài côn trùng ăn thịt đa phần là côn trùng có ích. Chúng là kẻ thù tự nhiên của loài côn trùng có hại. Lấy loài côn trùng có hại làm thức ăn cho mình. Chúng ta cần phải có biện pháp để bảo vệ chúng.

Ngoài ra còn một số loài côn trùng ăn thức ăn rất kì quái nữa. Ví dụ như loài trùng nhỏ của loài “côn trùng dầu mỏ” chỉ chuyên ăn dầu mỏ. Chúng có khả năng bài tiết những chất dầu mỡ mà chúng ăn cành chất axit béo mà chất axít béo này lại không gây hại gì cho các sinh Vật biển, ngoài ra còn có thể làm thức ăn cho các loài cá… Trùng này chỉ thích ăn dầu mỏ, ngoài ra chúng không ăn thực vật khác. Nếu chúng ta đem thả chúng vào khu vực biển bị ô nhiễm bỏ dầu mỏ, thì loài côn trùng này sẽ ăn dầu mỏ từ đó làm Sạch môi trường biển bị ô nhiễm đó. Sau khi dầu mỏ được Iàm sạch hoàn toàn thì “trùng dầu mỏ” cũng sẽ bị chết biết chúng sẽ không còn thức ăn để tồn tại. Vì thê trùng dầu mỏ là loài côn trùng không gây bất cứ nguy kịch nào cho các sinh Vật biển.

Hình thái của các loài côn trùng trong giới tự nhiên rất khác nhau, thỏi quen ăn của chúng cũng đa dạng phong phú.

Viết một bình luận